Doanh nghiệp có bắt buộc nộp báo cáo kiểm toán kèm theo báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền hay không?
Doanh nghiệp có bắt buộc nộp báo cáo kiểm toán kèm theo báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Kế toán 2015 có quy định như sau::
Kiểm toán báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán kèm theo.
Như vậy việc kiểm toán báo cáo tài chính năm chỉ được đặt ra đối với một số tổ chức nhất định. Những tổ chức khác không thuộc đối tượng phải được kiểm toán báo cáo tài chính năm thì không bắt buộc nộp báo cáo tài chính kèm báo cáo kiểm toán.
Còn đối với những đối tượng phải được kiểm toán báo cáo tài chính năm, thì khi nộp báo cáo tài chính năm, chủ thể này phải nộp kèm báo cáo kiểm toán đã được tổ chức kiểm toán thực hiện.
Doanh nghiệp có bắt buộc nộp báo cáo kiểm toán kèm theo báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền hay không? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc công khai báo cáo tài chính kèm theo báo cáo kiểm toán hay không?
Căn cứ Điều 31 Luật Kế toán 2015 có quy định như sau:
Nội dung công khai báo cáo tài chính
1. Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
3. Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Trích lập và sử dụng các quỹ;
d) Thu nhập của người lao động;
đ) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Theo đó, nếu thuộc đối tượng phải được kiểm toán báo cáo tài chính năm, thì khi nộp báo cáo tài chính năm.Thì khi công khai báo cáo tài chính năm, chủ thể này phải công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Nộp hoặc công khai báo cáo tài chính năm mà không đính kèm báo cáo kiểm toán thì bị xử phạt bao nhiêu?
Đối với những đối tượng phải được kiểm toán báo cáo tài chính năm, thì căn cứ Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.
Theo đó, nếu nộp hoặc công khai báo cáo tài chính năm mà không đính kèm báo cáo đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính, thì chủ thể vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi.
Ngoài ra chủ thể này còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Báo cáo tài chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?