Doanh nghiệp gặp rủi ro sẽ được gia hạn nợ trong trường hợp nào? Điều kiện để Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia xem xét gia hạn nợ là gì?
Doanh nghiệp gặp rủi ro sẽ được Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia gia hạn nợ trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Gia hạn nợ
1. Doanh nghiệp gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Thông tư này được xem xét gia hạn nợ.
...
Trong đó, gia hạn nợ là một trong những phương án xử lý rủi ro đối với doanh nghiệp trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.
Theo đó các trường hợp cụ thể được xem xét xử lý rủi ro gồm:
- Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
- Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ; doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ;
Doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi).
- Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN.
Doanh nghiệp gặp rủi ro sẽ được gia hạn nợ trong trường hợp nào? Điều kiện để Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia xem xét gia hạn nợ là gì?
Điều kiện để Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia xem xét gia hạn nợ là gì?
Căn cứ tai khoản 2 Điều 10 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN hướng dẫn điều kiện xem xét gia hạn như sau:
Gia hạn nợ
...
2. Doanh nghiệp được Quỹ xem xét gia hạn nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện:
a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng;
c) Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được gia hạn nợ;
d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia xem xét gia hạn nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện:
- Thuộc đối tượng được xem xét gia hạn nợ;
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng;
- Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được gia hạn nợ;
- Có đầy đủ hồ sơ đề nghị gia hạn nợ.
Thủ tục gia hạn nợ trong hoạt động cho vay của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 10 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Gia hạn nợ
...
3. Việc gia hạn nợ phải trong phạm vi thời hạn cho vay và không vượt quá thời hạn tối đa là 07 năm.
4. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp gia hạn nợ.
5. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị gia hạn nợ theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư này.
6. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này, Giám đốc Quỹ có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định, đánh giá về rủi ro; xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp và lập báo cáo trong đó có đề cập tình hình thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng và kết quả thực hiện (nếu có), kiến nghị biện pháp xử lý rủi ro, sự cần thiết phải áp dụng biện pháp xử lý rủi ro đã đề xuất, khả năng trả nợ (gốc, lãi) của doanh nghiệp sau khi được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro đã đề xuất; xin ý kiến của Hội đồng xử lý rủi ro về biện pháp xử lý rủi ro, trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro. Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro, Giám đốc Quỹ tổ chức thực hiện gia hạn nợ.
Như vậy, việc gia hạn nợ đối với doanh nghiệp gặp rủi ro sẽ thực hiện như sau:
(1) Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị gia hạn
(2) Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ thì Giám đốc Quỹ tổ chức việc thẩm định, đánh giá về rủi ro; xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp và lập báo cáo trong đó có đề cập tình hình thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng và kết quả thực hiện (nếu có).
Kiến nghị biện pháp xử lý rủi ro, sự cần thiết phải áp dụng biện pháp xử lý rủi ro đã đề xuất, khả năng trả nợ (gốc, lãi) của doanh nghiệp sau khi được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro đã đề xuất; xin ý kiến của Hội đồng xử lý rủi ro về biện pháp xử lý rủi ro, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro.
(3) Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro, Giám đốc Quỹ tổ chức thực hiện gia hạn nợ.
Thông tư 03/2023/TT-BKHCN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?