Doanh nghiệp sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng nếu không cho người lao động nghỉ vào ngày 10/3 âm lịch 2024 đúng không?
Giỗ tổ hùng vương 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày?
>> Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4-1/5 2024 chính thức đối với học sinh, sinh viên?
Ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm chính là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn được gọi là ngày Lễ hội Đền Hùng. Đây chính là một ngày hội truyền thống, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng.
Theo lịch vạn niên tháng 04 năm 2024 thì Giỗ tổ hùng vương (10/3) nhằm Thứ năm ngày 18/4/2024 dương lịch.
Theo điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Vậy, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) năm 2024, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch nhằm Thứ năm ngày 18/4/2024 dương lịch.
Ngoài ra, nếu ngày Giỗ tổ Hùng Vương 2024 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm vào ngày kế tiếp tức là nghỉ tổng cộng 2 ngày.
Doanh nghiệp sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng nếu không cho người lao động nghỉ vào ngày 10/3 âm lịch đúng không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng nếu không cho người lao động nghỉ vào ngày 10/3 âm lịch 2024 đúng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định các mức phạt như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Vậy, doanh nghiệp có hành vi ép người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương có thể bị phạt đến 40 triệu đồng (do mức phạt tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt với doanh nghiệp sẽ gấp đôi mức phạt này).
Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 mới nhất tại đâu?
Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương dành cho doanh nghiệp tại đây
Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương dành cho khách hàng tại đây
Phan Thị Phương Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giỗ tổ Hùng Vương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?