Đồng loạt tăng lương công chức, viên chức, người lao động từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 đúng không?
Đồng loạt tăng lương công chức, viên chức, người lao động từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 đúng không?
Ngày 20-12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã tổ chức họp để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Tại phiên họp, tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024.
Theo đó, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ trình cấp thẩm quyền và từ đó ban hành Nghị định để thực hiện việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2024.
Bên cạnh đó, ngày 10/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Thời điểm 1-7-2024 cũng là thời gian Quốc hội chốt để thực hiện tổng thể cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 áp dụng cho các đối tượng khu vực công.
Như vậy, từ 1-7-2024 sẽ tiến hành đồng loạt tăng lương cho các đối tượng khu vực doanh nghiệp (tăng lương tối thiểu vùng) và khu vực công.
Đồng loạt tăng lương công chức, viên chức, người lao động từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 đúng không? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu từ ngày 01/07/2024 được quy định như thế nào?
Mức tăng lương từ ngày 01/07/2024 như sau:
*Đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp
Tăng lương tối thiểu vùng 2024 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024.
Theo đó, khi tăng lương tối thiểu vùng 6% thì lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng dự kiến như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng) | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 (tăng 250.000 đồng) | 21.000 |
Vùng III | 3.860.000 (tăng 220.000 đồng) | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 (tăng 200.000 đồng) | 16.600 |
Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp sau khi tăng 6% mức lương tối thiểu vùng sẽ là vào khoảng 4,1 triệu đồng.
* Đối với cán bộ, công chức, viên chức, LLVT, người lao động làm việc ở khu vực công
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, mục tiêu đặt ra cho cán bộ,công chứ, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 như sau:
Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp tức là dự kiến rơi vào khoảng 4,1 triệu đồng. Cách tính này dựa trên việc xác định tiền lương thấp nhất của công chức viên chức theo năm 2021 (năm đầu tiên thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình ban đầu của Nghị quyết 27).
Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức sẽ cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp (dự kiến cao hơn 4,1 triệu đồng)
Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của công chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp (dự kiến rơi vào khoảng 4.960.000 hoặc cao hơn 4.960.000).
*Lưu ý: Hiện nay, vẫn chưa có văn bản chính thức quy định về mức tiền lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức, LLVT và người lao động khi cải cách tiền lương. Mức tiền lương tối thiểu nêu trên mang chỉ tính chất tham khảo.
5 bảng lương mới từ ngày 01/07/2024 bao gồm những bảng lương nào?
Từ ngày 01/7/2024 5 bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 bao gồm:
Bảng lương 01: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo Bảng lương 03: Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm) Bảng lương 04: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an Bảng lương 05: Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay). |
5 Bảng lương trên sẽ thay thế 6 bảng lương hiện hành tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lương công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty hợp danh? Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không?
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?