Dự kiến tháng 06/2023 sẽ hoàn thành Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 đúng không?

Nghe nói dự kiến tháng 06/2023 sẽ hoàn thành Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 đúng không? - Thắc mắc của chị Diệp Ngọc (Quảng Bình)

Dự kiến tháng 06/2023 sẽ hoàn thành Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 đúng không?

Căn cứ Chỉ thị 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 và giai đoạn 2024-2025 do Bộ Thông tin vàTruyền thông ban hành ngày 20/01/2023.

Theo đó, tại khoản 2.2.1 tiểu mục 2.2 Mục 2 Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023, việc xây dựng các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện (Nghị định hướng dẫn Luật Tần số vô tuyến điện) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xác định đối với lĩnh vực Viễn thông trong năm 2023.

Căn cứ tiểu mục 23 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023, thời gian hoàn thành việc xây dựng các Nghị định hướng dẫn Luật Tần số vô tuyến điện dự kiến vào tháng 06 năm 2023.

Trong đó, cơ quan chủ trì thực hiện xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Tần số vô tuyến điện là Cục Tần số vô tuyến điện cùng sự phối hợp với Vụ Pháp chế, Cục Viễn thông và các đơn vị trong và ngoài Bộ TT&TT.

Dự kiến tháng 06/2023 sẽ hoàn thành Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 đúng không?

Dự kiến tháng 06/2023 sẽ hoàn thành Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 đúng không? (Hình từ internet)

15 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 trong lĩnh vực Viễn thông là gì?

Căn cứ khoản 2.2.1 tiểu mục 2.2 Mục 2 Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023, 15 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 của trong lĩnh vực Viễn thông bao gồm:

- Trình Quốc hội thông qua dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

- Xây dựng các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

- Triển khai đấu giá băng tần 2.3GHz, 2.6GHz, 3.5GHz cho thông tin di động IMT; Rà soát hoàn thiện thủ tục pháp lý của Quyết định số 16/2021/QĐ-TTg và triển khai đấu giá kho số viễn thông, tên miền theo quy định.

- Triển khai chương trình thúc đẩy phát triển IDC, điện toán đám mây ở Việt Nam, tuyến cáp quang biển do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng các quyến cáp quang biển hiện có.

- Có các biện pháp thúc đẩy thực hiện mục tiêu mỗi người dân một smartphone nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai kế hoạch dừng công nghệ di động 2G theo lộ trình, tăng cường triển khai phủ sóng 4G, triển khai 5G.

- Thúc đẩy phát triển IPv6, Internet an toàn và mở rộng DNS quốc gia đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo an toàn tên miền “.vn”.

- Triển khai ký số toàn bộ tài nguyên Internet IP/ASN Việt Nam sử dụng RPKI, đảm bảo an toàn Internet Việt Nam.

- Mục tiêu hết năm 2023 đạt: 590.000 - 595.000 tên miền.

- Tiếp tục chỉ đạo các DNVT hoàn thành việc phủ sóng các thôn, bản lõm sóng (chưa có sóng) băng rộng di động. Thúc đẩy phát triển hạ tầng băng rộng cố định, tăng cường phát triển thuê bao băng rộng cố định FTTH tới hộ gia đình; Tăng tốc độ truy cập Internet băng rộng, cố định, mở rộng băng thông quốc tế...

- Chỉ đạo các DNVT di động xử lý triệt để tình trạng SIM có thông tin không đúng quy định, SIM không chính chủ; tiếp tục chủ động, tích cực hạn chế tối đa tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

- Thúc đẩy triển khai Mobile Money, tổng kết đánh giá 02 năm thí điểm và đề xuất lộ trình tiếp theo.

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thay thế 02 vệ tinh viễn thông VINASAT-1, VINASAT-2.

- Triển khai các hệ thống tăng cường năng lực mạng TSLCD theo tiến trình các dự án đầu tư công trung hạn; Phê duyệt phương án đảm bảo an toàn thông tin cấp độ 5 đối với Mạng TSLCD. Hoàn thành cấp xe thông tin chuyên dùng thế hệ mới, nâng cấp thiết bị và triển khai trang thiết bị đài điện báo tại 63 tỉnh/ thành phố.

- Trong năm 2023, lĩnh vực viễn thông tiếp tục đẩy mạnh triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Viet Nam, nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp tăng cường dùng chung chia sẻ hạ tầng viễn thông; Đặt mục tiêu phủ sóng di động 5G đến 20% dân số vào năm 2024 và 25% dân số vào năm 2025.

- Nâng bậc và cải thiện thứ hạng, đối với viễn thông, chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI) theo đánh giá của ITU vào Top 60 IDI trong năm 2023.

Định hướng giai đoạn 2024 - 2025 của lĩnh vực Viễn thông ra sao?

Định hướng giai đoạn 2024 - 2025 của lĩnh vực Viễn thông được thực hiện theo khoản 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023 như sau:

- Tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý về viễn thông phù hợp với thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay và xu thế phát triển mới trên thế giới.

- Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển cáp quang và nâng cao băng thông cáp quang đến hộ gia đình. Nâng cao chất lượng vùng phủ sóng 4G và triển khai 5G, dịch vụ Internet băng rộng cố định FTTH.

- Mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm kết nối khu vực.

- Toàn bộ mạng Internet Việt Nam ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); 100% người dân truy cập Internet băng rộng qua IPv6. Phổ cập việc sử dụng tên miền quốc gia (.vn) cho toàn dân.

- Triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 đáp ứng mục tiêu phổ cập truy cập dịch vụ băng rộng.

- Các mạng chuyên dùng được hoàn thiện hành lang pháp lý và triển khai theo định hướng đã được phê duyệt.

- Đấu giá băng tần 900MHz, băng tần 700MHz cho thông tin di động IMT.

- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch băng tần 6/7GHz và trên 40GHz cho thông tin di động IMT ở Việt Nam trên cơ sở Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện (ban hành sau Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới WRC-2023).

- Ban hành Kế hoạch phát triển hệ thống kỹ thuật kiểm soát tần số vô tuyến điện giai đoạn 2026 - 2030 và định hướng đến năm 2040.

- Phổ cập các dịch vụ viễn thông công ích một cách hiệu quả trên cơ sở tăng cường hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông và hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông công ích.

- Chương trình thúc đẩy, triển khai IPv6 cho IoT, Cloud; IPv6-only và IPv6+ giai đoạn 2026 - 2030.

- Triển khai nâng cấp đảm bảo năng lực và an toàn bảo mật hệ thống thông tin thoại phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức phân hệ dùng riêng. Xây dựng Trung tâm điều hành, giám sát hạ tầng mạng.

- Tiếp tục chuyển dịch, phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số trong giai đoạn 2023-2025 với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình là 8% - 10%/năm hướng tới đạt mục tiêu doanh thu 25 tỷ USD vào năm 2025.

Xem chi tiết tại Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật tần số vô tuyến điện

Đặng Phan Thị Hương Trà

Luật tần số vô tuyến điện
Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luật tần số vô tuyến điện có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật tần số vô tuyến điện Văn bản quy phạm pháp luật
MỚI NHẤT
Pháp luật
Số, ký hiệu văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo thứ tự nào? 06 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Quyết định của Ủy ban nhân dân có được xem là một văn bản quy phạm pháp luật? Nội dung quyết định của Ủy ban nhân dân?
Pháp luật
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật nào? Căn cứ đề nghị xây dựng nghị định?
Pháp luật
Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào?
Pháp luật
5 dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua trong tháng 10/2024 tại kỳ họp thứ 8 theo trình tự, thủ tục rút gọn?
Pháp luật
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Chủ tịch nước ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Chủ tịch nước như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Văn bản được ban hành với mục đích gì?
Pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay bao gồm những văn bản nào?
Pháp luật
Tổng hợp tất cả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu còn hiệu lực năm 2022?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào