Đưa người sang Campuchia rồi bán vào casino có phạm tội mua bán người không? Hành vi mua bán người sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Vụ việc đưa người sang Campuchia làm việc trong casino vừa qua có phải là mua bán người hay không?
Vào ngày 18/8/2022 vừa qua, đã xảy ra sự việc 41 người vượt sông Bình Di, bơi từ lãnh thổ Campuchia sang lãnh thổ Việt Nam.
Chốt quản lý bảo vệ biên giới gần đó đã bắt giữ những đối tượng này và bố trị chỗ ở sinh hoạt tạm thời cho những người này để ổn định lại tinh thần.
Theo như lời kể của những đối tượng này thì họ bị lừa sang Campuchia làm việc với mức lương từ 700 đến 1.000 USD/tháng. Tuy nhiên, khi đến nơi thì mới biết mình đã bị lừa bán vào casino, họ phải làm việc cật lực đến 15 giờ mỗi ngày và bị đánh đập, tra tấn tàn nhẫn.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP đã có quy định như sau:
Về một số tình tiết định tội
1. Mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.
Theo đó, việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác để thực hiện một trong những hành vi thuộc quy định trên sẽ phạm tội mua bán người.
Như vậy, hành vi lừa gạt người khác rồi bán vào casino làm việc tại Campuchia có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định trên.
Đưa người sang Campuchia rồi bán vào casino có phải mua bán người không? Hành vi mua bán người sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Tội mua bán người sẽ phải chịu hình phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ vào Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội mua bán người
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì động cơ đê hèn;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;
e) Phạm tội 02 lần trở lên.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
đ) Đối với 06 người trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Theo đó, căn cứ vào mức độ của hành vi vi phạm để xác định hình phạt đối với hành vi mua bán người theo quy định nêu trên.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội mua bán người là bao nhiêu năm?
Căn cứ vào Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, căn cứ vào mức độ vi phạm của hành vi mua bán người để xác định hình phạt. Sau đó, căn cứ vào hình phạt của hành vi mua bán người để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trách nhiệm hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?