Giải thưởng cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025 gồm những gì? Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025 ra sao?
Giải thưởng cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025 gồm những gì?
Cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025 là một sân chơi học thuật bổ ích dành cho học sinh tiểu học trên toàn quốc. Được tổ chức với mục tiêu khơi dậy niềm đam mê ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam, cuộc thi mang đến những phần thưởng hấp dẫn cho các thí sinh xuất sắc.
Giải thưởng cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025 bao gồm các danh hiệu danh giá như: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa và Hoàng Giáp,...v.v.
Ngoài ra, những thí sinh đoạt Giải thưởng cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025 còn được nhận giấy chứng nhận, cúp lưu niệm, quà tặng, và học bổng từ các nhà tài trợ. Đây là cơ hội tuyệt vời để các em thể hiện tài năng, học hỏi và phát triển tư duy ngôn ngữ.
Theo thông báo từ BTC Trạng Nguyên Tiếng Việt thì Giải thưởng cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025 chi tiết như sau:
Danh sách học sinh đạt giải các Kì thi Hương, thi Hội, thi Đình được thông báo trên tài khoản quản lý các cấp và website www.trangnguyen.edu.vn.
(1) Vòng Sơ khảo Nhà trường tổ chức vòng Sơ khảo cấp Giấy chứng nhận, khen thưởng cho học sinh dựa trên nguồn kinh phí từ quỹ phúc lợi hoặc xã hội hóa của đơn vị. (2) Kì thi Hương Phòng Giáo dục và Đào tạo các Quận/Huyện tổ chức Kì thi Hương cấp giấy chứng nhận/giấy khen và quyết định khen thưởng cho học sinh theo quy định chung của từng Quận/Huyện. (3) Kì thi Hội Sở Giáo dục và Đào tạo các Tỉnh/Thành phố tổ chức Kì thi Hội cấp giấy chứng nhận/giấy khen và quyết định khen thưởng cho học sinh theo quy định chung của từng Tỉnh/Thành phố. (4) Kì thi Đình Ban Tổ chức cấp quốc gia thực hiện khen thưởng cho học sinh tham dự theo kinh phí và số lượng giải thưởng mỗi khối (lớp 4 và lớp 5) như sau: + 01 giải Trạng nguyên (Tổng giá trị giải thưởng là 10 triệu đồng); + 01 giải Bảng nhãn (Tổng giá trị giải thưởng là 5 triệu đồng); + 01 giải Thám hoa (Tổng giá trị giải thưởng là 3 triệu đồng); + 01 giải Hoàng giáp (Tổng giá trị giải thưởng là 2 triệu đồng); + 01 giải Tiến sĩ (Tổng giá trị giải thưởng là 1 triệu đồng); + Giải Nhất (Tổng giá trị giải thưởng là 500.000đ); + Giải Nhì (Tổng giá trị giải thưởng là 400.000đ); + Giải Ba (Tổng giá trị giải thưởng là 300.000đ); + Giải Khuyến Khích (Tổng giá trị giải thưởng là 200.000đ). (Giải thưởng hiện vật và Giấy chứng nhận của BTC) Các cá nhân và tập thể trong diện được nhận giải thưởng phối hợp với BTC chấp hành các quy định về thủ tục nhận giải thưởng qua các văn bản hướng dẫn của BTC. |
*Trên đây là giải thưởng cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025 tất cả các vòng.
Giải thưởng cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025 gồm những gì? Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt 2024 2025 ra sao?
Theo Quyết định 930/QĐ-TTg năm 2022 thì hằng năm tổ chức Ngày Tôn vinh tiếng Việt 08/9 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tiếng Việt, tôn vinh vẻ đẹp, giá trị của tiếng Việt trong cộng đồng, tổng hợp, đánh giá về tình hình, nhu cầu sử dụng tiếng Việt, khuyến khích kiều bào tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam:
Theo thông báo từ BTC Trạng Nguyên Tiếng Việt thì lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng như sau:
STT | Vòng thi | Thời gian mở | Thời gian kết thúc |
1 | Vòng 1 - Tự do | 05/08/2024 | 25/11/2024 |
2 | Vòng 2 - Điều kiện | 05/09/2024 | 25/11/2024 |
3 | Vòng 3 - Điều kiện | 15/09/2024 | 25/11/2024 |
4 | Vòng 4 - Điều kiện | 05/10/2024 | 25/11/2024 |
5 | Vòng 5 - Điều kiện | 15/10/2024 | 25/11/2024 |
6 | Vòng 6 - Điều kiện | 05/11/2024 | 25/11/2024 |
7 | Vòng 7 - Sơ khảo - Cấp Trường | 02/12/2024 | 07/12/2024 |
8 | Vòng 8 - Thi Hương - Cấp Huyện | 07/01/2025 | 10/01/2025 |
9 | Vòng 9 - Thi Hội | 13/03/2025 | 15/03/2025 |
10 | Vòng 10 - Thi Đình | 19/04/2025 | 20/04/2025 |
*Trên đây là lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng.
Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
(i) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
(ii) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
(iii) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
(iv) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
(2) Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
(i) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
(ii) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
(ii) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trạng Nguyên Tiếng Việt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?