Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất là mẫu nào? Điền Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự như thế nào?
Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất là mẫu nào?
Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là Mẫu số 32-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP. Dưới đây là hình ảnh Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự:
Tải Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự: Tại đây.
Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất là mẫu nào? Điền Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Điền Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự như thế nào?
Căn cứ tại Mẫu số 03-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn điền Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:
- (1) Ghi tên Tòa án nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
- (2) và (3) Nếu người nộp đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu).
+ Nếu gửi người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
+ Nếu gửi người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày………….” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
- (4) Nếu là cá nhân thì ghi ông/bà mà không ghi họ tên; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó.
- (5) Ghi loại việc dân sự (ví dụ: “tuyên bố một người là đã chết”; “hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp”; “tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu”).
- (6) Trường hợp đơn yêu cầu gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án thì ghi địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người yêu cầu.
- (7) Công chức thuộc bộ phận hành chính-tư pháp của Tòa án nhận đơn ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu treo của Tòa án.
Trường hợp đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 363 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu
1. Thủ tục nhận đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 191 của Bộ luật này.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
2. Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 193 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự.
Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.
4. Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:
a) Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
b) Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự;
c) Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Như vậy theo quy định trên trường hợp đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:
- Đầu tiên, thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tiếp theo, tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
- Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải quyết việc dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?