Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, bao bì và dán nhãn như thế nào khi vận chuyển bằng đường sắt?
Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, bao bì và dán nhãn như thế nào khi vận chuyển bằng đường sắt?
Căn cứ quy định tại Điều 28 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định về việc đóng gói, bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm như sau:
Đóng gói, bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
1. Hàng nguy hiểm thuộc loại bắt buộc đóng gói phải được đóng gói trước khi vận tải trên đường sắt. Việc đóng gói hàng nguy hiểm phải thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định của pháp luật về đóng gói hàng nguy hiểm và quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, quy định của pháp luật về đóng gói hàng nguy hiểm và phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Mục 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Trên hai bên thành phương tiện vận tải hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau thì phải dán đủ các biểu trưng của các loại hàng nguy hiểm đó. Trường hợp trên phương tiện có chở container hoặc xi-téc có chứa hàng nguy hiểm thì biểu trưng hàng nguy hiểm còn phải được dán trực tiếp lên container hoặc xi-téc đó.
5. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi mã số của Liên hợp quốc (mã số UN); kích thước báo hiệu nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Mục 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng hàng nguy hiểm.
6. Việc đóng gói, bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm đối với việc vận tải chất phóng xạ còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.
Theo đó, khi vận chuyển bằng đường sắt, hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo các quy định về đóng gói, bao bì, thùng chứa và nhãn dán nêu trên.
Phương tiện giao thông đường sắt phải đáp ứng điều kiện gì khi vận chuyển hàng nguy hiểm?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT quy định điều kiện đối với phương tiện giao thông đường sắt khi vận chuyển hàng nguy hiểm phải đáp ứng bao gồm:
- Có đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông đường sắt.
- Đáp ứng các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về vận chuyển hóa chất nguy hiểm hoặc hàng nguy hiểm tương ứng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
- Đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy và thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, bao bì và dán nhãn như thế nào khi vận chuyển bằng đường sắt? (Hình từ Internet)
Người tham gia vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phải thỏa mãn những yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT quy định điều kiện đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm bao gồm:
- Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có Giấy phép điều khiển phương tiện còn hiệu lực, phù hợp với loại phương tiện ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
- Người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm phải có Giấy chứng nhận được huấn luyện về vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định hoặc phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất;
+ Có Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
+ Có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra, tại Điều 31 Nghị định 65/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Yêu cầu đối với người tham gia vận tải hàng nguy hiểm
1. Nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn (trưởng dồn; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; gác ghi), nhân viên hóa vận tác nghiệp tại ga, lái tàu điều khiển phương tiện vận tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại các ga, bãi do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt tổ chức tập huấn nghiệp vụ về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và tập huấn nghiệp vụ về vận tải hàng nguy hiểm theo hướng dẫn về nội dung, chương trình của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định này.
2. Nội dung tập huấn liên quan đến từng nhóm hàng, loại hàng vận chuyển, bao gồm:
a) Các đặc điểm và tính chất lý học, hóa học của hàng nguy hiểm;
b) Đánh giá và phát hiện các rủi ro, nguy cơ mất an toàn, nguy hiểm trong quá trình thực hiện các công việc vận tải hàng hóa nguy hiểm;
c) Các biện pháp phòng ngừa và cải thiện điều kiện lao động khi thực hiện các công việc vận tải hàng hóa nguy hiểm;
d) Xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình lưu kho, xếp dỡ, bảo quản và vận tải hàng nguy hiểm.
Như vậy, người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm phải đáp ứng các điều kiện nêu trên và những người tham gia khác phải được tập huấn nghiệp vụ về vận tải hàng nguy hiểm theo quy định nêu trên.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng nguy hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức Bộ GDĐT ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024 theo Quyết định 3086?
- Hệ thống kho vật chứng và tài liệu đồ vật của Quân đội nhân dân theo Nghị định 142/2024 được quy định thế nào?
- Chương trình thống kê là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm phân tích và dự báo thống kê theo chương trình thống kê?
- Được nhận chuyển quyền sử dụng đất rừng phòng hộ không quá mấy trăm ha? Ai được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ?
- Từ 01/01/2025, có những phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào? Mức đóng bảo hiểm TNLĐ là bao nhiêu?