Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba là gì?
- Biện pháp phòng vệ thương mại có thể được mở rộng trong những trường hợp nào?
- Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba là gì?
- Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam được hiểu như thế nào?
- Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua thay đổi không đáng kể hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là gì?
Biện pháp phòng vệ thương mại có thể được mở rộng trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 73 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định:
Mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Phạm vi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có thể được mở rộng đối với hàng hóa lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
1. Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
2. Hàng hóa tương tự với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có xuất xứ tư nước thứ ba mà hàng hóa đó sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
3. Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có sự khác biệt không đáng kể so với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
4. Hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được chuyển tải thông qua nước thứ ba;
5. Hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thay đổi hình thức kinh doanh và kênh phân phối để hưởng lợi từ mức áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thấp hơn mức đang áp dụng.
Như vậy, trong 5 trường hợp trên phạm vi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có thể được mở rộng đối với hàng hóa lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba là gì? (Hình từ Internet)
Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba là gì?
Căn cứ Điều 76 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa tương tự với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có xuất xứ từ nước thứ ba mà hàng hóa đó sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, bị coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ khi:
- Giá xuất khẩu của hàng hóa từ nước thứ ba vào Việt Nam thấp hơn giá thông thường của hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ban đầu;
- Khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng bán hàng của nhà sản xuất, xuất khẩu;
- Khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt đầu và gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;
- Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư của hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại xuất khẩu vào Việt Nam.
Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam được hiểu như thế nào?
Căn cứ Điều 74 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có sự khác biệt không đáng kể so với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, bị coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hàng hóa tương tự với hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam từ nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư nhập khẩu từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được bán với giá thấp hơn giá thông thường của hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích chủ yếu để sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Hoạt động sản xuất, lắp ráp gia tăng đáng kể tại Việt Nam ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;
- Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư để sản xuất, lắp ráp hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam.
Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua thay đổi không đáng kể hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là gì?
Căn cứ Điều 77 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có sự khác biệt không đáng kể so với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, bị coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa gia tăng đáng kể so với khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại vào Việt Nam của nhà sản xuất, xuất khẩu;
- Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp phòng vệ thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?
- Tranh chấp kinh doanh thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào?
- Đã có Thông tư 14 hướng dẫn quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo?
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?