Hành vi nào được xác định là hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc và bị áp dụng chế tài nào nếu vi phạm?
Hành vi nào được xác định là hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc và bị áp dụng chế tài nào nếu vi phạm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc thực hiện hành vi sau mà không thuộc trường hợp được tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo quy định Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP được xác định là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc:
- Đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn;
- Không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc.
Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc mà vi phạm quyết định cấm tiếp xúc sẽ chịu chế tài: bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Hành vi nào được xác định là hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc và bị áp dụng chế tài nào nếu vi phạm?
Người có hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc bị tạm giữ sẽ được quản lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất thì người có hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc bị tạm giữ (người bị tạm giữ) sẽ được quản lý như sau:
Người được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có trách nhiệm thường xuyên giám sát, bảo vệ, trông coi người bị tạm giữ.
- Trường hợp phát hiện thấy người bị tạm giữ có thương tích, có biểu hiện về tâm lý, sức khỏe, hành vi không bình thường thì phải lập biên bản về tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ và báo cáo ngay với người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Trường hợp phát hiện những tình tiết có liên quan đến vụ việc vi phạm hoặc phát hiện người bị tạm giữ cất giấu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản về việc phát hiện những tình tiết liên quan và biên bản tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó.
- Tư trang, tài sản của người bị tạm giữ phải được ký gửi tại nơi tạm giữ. Việc giao, nhận tư trang tài sản ký gửi phải được ghi đầy đủ, cụ thể vào Sổ theo dõi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải có xác nhận của người bị tạm giữ.
- Trường hợp tư trang, tài sản ký gửi có số lượng nhiều hoặc có giá trị lớn thì cán bộ được giao trách nhiệm quản lý phải lập biên bản ký gửi tư trang, tài sản, trong đó phải ghi đầy đủ, cụ thể số lượng, chủng loại, ký hiệu, hình thức, tình trạng đồ vật và các vấn đề khác có liên quan. Biên bản ký gửi tài sản phải được lập thành 02 bản, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ, chữ ký của người nhận bảo quản tài sản và giao cho mỗi bên 01 bản.
- Khi hết thời hạn tạm giữ hoặc người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chuyển đi nơi khác, người bị tạm giữ được nhận lại đầy đủ tư trang, tài sản đã ký gửi. Trường hợp phát hiện tư trang, tài sản ký gửi bị mất mát, hư hỏng thì người bị tạm giữ có quyền yêu cầu cơ quan tạm giữ có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Người bị tạm giữ có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất thì người bị tạm giữ có những quyền và nghĩa vụ sau theo quy định pháp luật:
(1) Người bị tạm giữ có quyền:
- Được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
- Được biết lý do bị tạm giữ, thời hạn bị tạm giữ, địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc bị tạm giữ;
- Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính thông báo quyết định tạm giữ cho gia đình, tổ chức (nơi làm việc, học tập) biết việc mình bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 142/2021/NĐ-CP;
- Được bảo đảm chế độ ăn uống theo quy định tại Điều 28 Nghị định 142/2021/NĐ-CP;
- Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh theo quy định tại Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP.
(2) Người bị tạm giữ có nghĩa vụ:
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, nội quy, quy định của nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
- Tuân thủ yêu cầu, mệnh lệnh của người ra quyết định tạm giữ và người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nơi tạm giữ;
- Không được đưa vào nơi tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị điện tử có chức năng thu phát sóng, văn hóa phẩm độc hại, rượu, bia và các chất gây nghiện khác hoặc các vật dụng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an toàn nơi tạm giữ.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?