Hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng là gì? Đề xuất xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như thế nào?
- Hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng là gì? Hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm những cấu thành nào?
- Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đã có quy định nào nhằm thực hiện chính sách xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng?
- Chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm những khoản trợ cấp, bảo hiểm nào theo đề xuất tại dự thảo Luật bảo hiểm xã hội mới nhất?
Hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng là gì? Hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm những cấu thành nào?
Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.
Đồng thời nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.
Thì tại tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 có đề ra giải pháp xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng. Theo đó, hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm những cấu thành cụ thể như sau:
- Trợ cấp hưu trí xã hội: Ngân sách nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc bảo hiểm xã hội hằng tháng. Có chính sách huy động các nguồn lực xã hội đóng thêm để các đối tượng này có mức hưởng cao hơn; điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách.
- Bảo hiểm xã hội cơ bản, bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện: Bảo hiểm xã hội bắt buộc (với các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, thất nghiệp) dựa trên đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện (với các chế độ hưu trí, tử tuất hiện nay, từng bước mở rộng sang các chế độ khác) dựa trên đóng góp của người lao động không có quan hệ lao động; có sự hỗ trợ phù hợp từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người nghèo, người có thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động đối với việc tự bảo đảm an sinh cho bản thân.
Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo lộ trình điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp từng thời kỳ.
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chế độ hưu trí tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.
Hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng là gì? Đề xuất xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội là như thế nào? (Hình từ Internet)
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đã có quy định nào nhằm thực hiện chính sách xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục IV Tờ trình dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, thì nhằm thể chế hóa tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã có những đề xuất quy định theo hướng:
(1) Xây dựng hệ thống Bảo hiểm xã hội đa tầng, thông qua việc bổ sung tầng trợ cấp hưu trí xã hội và quy định liên kết giữa trợ cấp hưu trí xã hội với tầng Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội tự nguyện và Bảo hiểm hưu trí bổ sung. Do vậy, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bổ sung chương III về trợ cấp hưu trí xã hội (từ Điều 25 đến Điều 30), trong đó quy định:
- Công dân Việt Nam từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo.
- Người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH (bao gồm bắt buộc và tự nguyện) chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được lựa chọn hưởng trợ cấp hàng tháng (thấp nhất bằng với mức trợ cấp hưu trí xã hội) cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động; đồng thời trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng thì được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Để phù hợp với thực tiễn triển khai trong khuyến khích các địa phương, đảm bảo tính ổn định, không gây xáo trộn cũng như phát sinh tăng nguồn lực thực hiện dự thảo quy định việc tổ chức thực hiện: (i) Đối với trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo do các địa phương thực hiện cùng với các chính sách khác đối với người cao tuổi; (ii) Trợ cấp hàng tháng (liên kết tầng) do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo do cơ quan BHXH thực hiện.
(2) Dự thảo Luật bổ sung quy định giao Chính phủ quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ, phấn đấu đến năm 2030 khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; (khoản 2 Điều 26)
Chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm những khoản trợ cấp, bảo hiểm nào theo đề xuất tại dự thảo Luật bảo hiểm xã hội mới nhất?
Căn cứ Điều 4 Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội mới nhất thì chế độ bảo hiểm xã hội trong thời gian tới có thể bao gồm:
- Trợ cấp hưu trí xã hội.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất;
+ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
+ Thai sản;
+ Huru trí;
+ Tử tuất;
+ Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?