Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiều ngành luật? Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiều ngành luật? Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiều ngành luật? Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

Hệ thống pháp luật bao gồm: Hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

(1) Hệ thống cấu trúc bên trong bao gồm:

-Quy phạm pháp luật

-Chế định pháp luật

-Ngành luật

Hệ thống pháp luật Việt Nam có 12 ngành luật cơ bản. Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm:

(1) Luật Hiến pháp

(2) Luật Hành chính

(3) Luật Hình sự

(4) Luật Tố tụng Hình sự

(5) Luật Dân sự

(6) Luật Tố tụng Dân sự

(7) Luật Đất đai

(8) Luật Tài chính

(9) Luật Ngân hàng

(10) Luật Hôn nhân và Gia đình

(11) Luật Lao động

(12) Luật Kinh tế

(2) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý.

Văn bản quy phạm pháp luật: Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Sơ đồ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam như sau:

TẢI VỀ: Sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam mới nhất (Sơ đồ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam).

TẢI VỀ: Hiến pháp 2013

Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiều ngành luật?

Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiều ngành luật? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm nguyên tắc gì?

Tại Điều 180 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bảo đảm kinh phí như sau:

Nguyên tắc bảo đảm kinh phí
1. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được bảo đảm từ ngân sách nhà nước, phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
2. Việc bố trí kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ được giao, chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ.
3. Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đúng mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định của pháp luật về các chế độ chi tiêu tài chính.
...

Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được bảo đảm từ ngân sách nhà nước, phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

- Việc bố trí kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ được giao, chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ.

- Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đúng mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định của pháp luật về các chế độ chi tiêu tài chính.

- Thực hiện khoán chi theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; bảo đảm không phát sinh tăng kinh phí so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

- Cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để bổ sung vào nguồn kinh phí thực hiện.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống pháp luật

Võ Thị Mai Khanh

Hệ thống pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật
MỚI NHẤT
Pháp luật
Số, ký hiệu văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo thứ tự nào? 06 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Quyết định của Ủy ban nhân dân có được xem là một văn bản quy phạm pháp luật? Nội dung quyết định của Ủy ban nhân dân?
Pháp luật
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật nào? Căn cứ đề nghị xây dựng nghị định?
Pháp luật
Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào?
Pháp luật
5 dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua trong tháng 10/2024 tại kỳ họp thứ 8 theo trình tự, thủ tục rút gọn?
Pháp luật
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Chủ tịch nước ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Chủ tịch nước như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Văn bản được ban hành với mục đích gì?
Pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay bao gồm những văn bản nào?
Pháp luật
Tổng hợp tất cả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu còn hiệu lực năm 2022?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào