Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam - Campuchia được ký năm nào? 08 Cửa khẩu nào được mở?
- Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam - Campuchia được ký năm nào?
- 08 Cửa khẩu nào được mở thông qua Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam - Campuchia?
- Quy định đối với nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hóa hai nước qua biên giới theo Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam - Campuchia ra sao?
Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam - Campuchia được ký năm nào?
Căn cứ vào Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ký ngày 18 tháng 02 năm 1979;
Với lòng mong muốn xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, phù hợp với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia nhằm tăng cường bảo vệ an ninh khu vực biên giới hai nước.
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã ký Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia vào năm 1983 (ngày 20/7/1983) tại Nông Pênh.
Hiệp định được lập thành 02 bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me.
Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam - Campuchia được ký năm nào? 08 Cửa khẩu nào được mở? (Hình từ Internet)
08 Cửa khẩu nào được mở thông qua Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam - Campuchia?
Căn cứ Điều 12 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam - Campuchia 1983, hai bên thỏa thuận mở 8 cửa khẩu trên các đường bộ, đường sông sau đây:
- Hai Bên sẽ đặt trạm kiểm soát ở các cửa khẩu chính làm nhiệm vụ kiểm soát người, hành lý, hàng hóa và phương tiện vận chuyển qua lại biên giới theo những quy định của Hiệp định, hoặc những thỏa thuận liên quan khác của hai nước và những luật lệ liên quan của mỗi nước.
- Ở những nơi xa các cửa khẩu chính, chính quyền cấp Tỉnh hai Bên có thể thỏa thuận mở thêm những cửa khẩu phụ trên những đường nhỏ hoặc đường mòn để thuận tiện cho những người dân khu vực biên giới hai Bên qua lại.
- Việc kiểm soát sự qua lại biên giới ở cửa khẩu phụ sẽ do đồn biên phòng nơi đó phụ trách.
Quy định đối với nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hóa hai nước qua biên giới theo Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam - Campuchia ra sao?
Căn cứ Điều 13 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam - Campuchia 1983 như sau:
Điều 13.
Nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hóa hai nước qua biên giới phải theo các quy định sau đây:
a) Cán bộ, viên chức, công nhân các ngành kể cả quân đội của mỗi Bên, đi tập thể hoặc cá nhân, qua lại biên giới vì lý do công tác, thăm viếng hữu nghị, học tập, chữa bệnh hoặc lý do khác, kể cả kiều dân của hai Bên được phép đi về, phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do Bộ Ngoại giao nước họ cấp.
b) Cán bộ, viên chức, công nhân các ngành và các tỉnh không phải là tỉnh biên giới của mỗi nước, đi tập thể hoặc cá nhân, qua lại biên giới để thực hiện nhiệm vụ do các ngành, các cấp giao hoặc đã được hai Bên thỏa thuận phải có giấy thông hành do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nội vụ hoặc Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.
c) Các đơn vị quân đội hoặc quân nhân đi riêng lẻ của mỗi Bên qua lại biên giới để thực hiện nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng hai nước thỏa thuận, phải có giấy giới thiệu qua biên giới của các cơ quan quan sự có thẩm quyền do hai Bộ Quốc phòng thỏa thuận chỉ định.
d) Cán bộ, viên chức, công nhân thuộc tỉnh biên giới của nước này đi tập thể hay cá nhân, qua tỉnh biên giới Bên kia thực hiện nhiệm vụ hoặc đi thăm viếng hữu nghị phải có giấy thông hành biên giới do chính quyền cấp tỉnh của mỗi nước cấp. Giấy thông hành biên giới nói trên chỉ có giá trị đối với tỉnh biên giới nơi đến.
e) Những người dân mỗi nước qua lại biên giới vì việc riêng tư như thăm người thân, đất bốc mồ mả … phải có giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nội vụ hoặc Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.
f) Những người dân khu vực biên giới Bên này sang khu vực biên giới Bên kia theo khoản a) Điều 5 Hiệp định này phải có giấy chứng minh biên giới. Nếu đương sự muốn lưu lại khu vực biên giới đó quá ba ngày phải có giấy phép của chính quyền xã hoặc đơn vị bộ đội biên phòng gần nhất bên phía mình cấp. Họ phải xuất trình giấy chứng minh biên giới và giấy phép đó nếu có cho chính quyền cấp xã nơi đến theo đúng Điều 15 – b) dưới đây.
g) Thủy thủ theo các tàu của Bên này qua lại lãnh thổ Bên kia phải có thẻ thủy thủ.
h) Hàng hóa các loại đưa qua biên giới (trừ hàng quân sự) phải có giấy chứng nhận của cơ quan có hàng hóa đó và tuân theo đúng luật lệ hải quan, kiểm dịch và luật lệ liên quan khác của mỗi Bên.
Như vậy, nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hóa hai nước qua biên giới phải theo các quy định nêu trên.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biên giới quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?