Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm những gì? Nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị) được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện. Hồ sơ đề nghị, bao gồm:
a) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Hợp đồng ký giữa các bên liên quan đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Văn bản chấp thuận của bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tiếp cận nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện;
d) Tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này đối với trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đề nghị.
2. Thời gian để gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối đa là 12 tháng, tính từ ngày văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được phát hành. Hồ sơ đề nghị gửi sau thời hạn này được xem là không hợp lệ.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có:
- Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Hợp đồng ký giữa các bên liên quan đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Văn bản chấp thuận của bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tiếp cận nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện.
- Tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2017/NĐ-CP đối với trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đề nghị.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm những gì? Nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định và cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để thông báo về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Tổ chức thẩm định:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại;
b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia.
3. Nội dung thẩm định:
a) Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Điều 59 Luật đa dạng sinh học;
b) Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị;
c) Sự phù hợp của nội dung Hợp đồng với quy định hiện hành của pháp luật;
d) Việc đánh giá tác động về tiếp cận nguồn gen đối với đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội;
đ) Năng lực thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của tổ chức, cá nhân.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký; đồng thời nêu rõ lý do.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, chỉ định đơn vị trực thuộc làm cơ quan thường trực thẩm định và quy định cụ thể về nhiệm vụ của cơ quan này.
Như vậy theo quy định trên nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có:
- Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Điều 59 Luật đa dạng sinh học.
- Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị.
- Sự phù hợp của nội dung Hợp đồng với quy định hiện hành của pháp luật.
- Việc đánh giá tác động về tiếp cận nguồn gen đối với đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội.
- Năng lực thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có:
- Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 59/2017/NĐ-CP.
- Báo cáo tình hình thực hiện tiếp cận và sử dụng nguồn gen đến thời điểm đề nghị gia hạn theo phạm vi hoạt động tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp và nội dung Hợp đồng đã ký giữa các bên.
- Bản sao Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp.
- Bản sao Hợp đồng đã ký giữa Bên tiếp cận và Bên cung cấp.
- Văn bản của Bên cung cấp chấp thuận về việc tiếp tục thực hiện các hoạt động tiếp cận nguồn gen giữa hai bên.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép tiếp cận nguồn gen có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?