Hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm những gì?
- Việc tiếp nhận và xử lý đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
- Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát bị từ chối tiếp nhận trong trường hợp nào?
Hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 13/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC) thì Người nộp Đơn đề nghị gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cụ thể gồm:
+ Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 01 - ĐĐN/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này;
+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
+ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;
+ Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát;
+ Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Văn bản ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền nộp đơn).
+ Chứng từ nộp phí hải quan.
- Trường hợp các tài liệu cung cấp có thay đổi, bổ sung thì người nộp Đơn đề nghị có trách nhiệm thông báo cho Tổng cục Hải quan thông tin về số, ngày văn bản thông báo chấp nhận kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và các thông tin có thay đổi, bổ sung kèm tài liệu liên quan đến thông tin thay đổi, bổ sung theo phương thức quy định tại Điều này.
Đối với trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, người nộp Đơn đề nghị nộp 01 bộ hồ sơ giấy gồm các chứng từ quy định tại Điều này tại bộ phận Một cửa của Tổng cục Hải quan hoặc gửi qua bưu điện tới Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan).
- Chứng từ quy định trên là bản chính; trường hợp chứng từ thuộc quy định tại điểm b, đ, e, khoản 1 Điều này là bản chụp có ký tên, đóng dấu xác nhận của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
Hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm những gì?
Việc tiếp nhận và xử lý đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC) ghi nhận sau khi nhận đủ bộ hồ sơ đề nghị, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
- Tư cách pháp lý của người nộp Đơn đề nghị theo quy định của pháp luật;
- Sự phù hợp giữa nội dung Đơn với các tài liệu gửi kèm; thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Ảnh chụp phù hợp với nội dung quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo vệ hoặc nội dung tố cáo hành vi vi phạm;
- Nội dung ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan hải quan có văn bản thông báo cho người nộp Đơn đề nghị để nộp bổ sung.
Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát bị từ chối tiếp nhận trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 13/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC) thì các trường hợp sau sẽ bị từ chối tiếp nhận đơn:
Tiếp nhận, kiểm tra và xử lý đơn đề nghị
...
2. Các trường hợp từ chối tiếp nhận đơn:
a) Người nộp Đơn đề nghị không đủ tư cách pháp lý nộp đơn theo quy định của pháp luật;
b) Nội dung Đơn đề nghị và tài liệu gửi kèm không phù hợp, thống nhất;
c) Trong thời gian xử lý Đơn đề nghị, cơ quan hải quan nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
d) Hồ sơ nộp bổ sung quá thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan gửi thông báo nộp bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, khi đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thuộc các trường hợp sau sẽ bị từ chối tiếp nhận, cụ thể gồm:
- Người nộp Đơn đề nghị không đủ tư cách pháp lý nộp đơn theo quy định của pháp luật;
- Nội dung Đơn đề nghị và tài liệu gửi kèm không phù hợp, thống nhất;
- Trong thời gian xử lý Đơn đề nghị, cơ quan hải quan nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Hồ sơ nộp bổ sung quá thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan gửi thông báo nộp bổ sung.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền sở hữu trí tuệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?