Hồ sơ thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024 áp dụng từ 25 10 bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng như thế nào?
Rừng trồng là gì?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 có giải thích về rừng trồng như sau:
Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
Theo đó, rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
Hồ sơ thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024 áp dụng từ 25 10 bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng như thế nào? (Hình từ internet)
Hồ sơ thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024 áp dụng từ 25 10 bao gồm những gì?
Xem thêm: Thanh lý rừng trồng là gì?
Ngày 25/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định thanh lý rừng trồng.
Tải về Toàn văn Nghị định 140/2024/NĐ-CP
Theo đó, tại Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP có quy định về Hồ sơ thanh lý rừng trồng như sau:
Đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP;
Tải về Mẫu số 03
- Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP;
Tải về Mẫu số 04
- Biên bản kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;
Tải về Mẫu số 02
- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;
- Bản sao quyết định phê duyệt (dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bản sao biên bản nghiệm thu khối lượng hàng năm;
- Bản sao báo cáo tài chính hàng năm;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư, hồ sơ bao gồm:
- Các văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP;
- Bản sao báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
- Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ;
- Cơ quan chuyên môn trực thuộc các bộ, cơ quan trung ương do Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan trung ương giao nhiệm vụ;
- Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ.
Trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng như sau:
- Lập biên bản kiểm tra hiện trường:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh, tổ chức có rừng trồng bị thiệt hại do nguyên nhân quy định Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP, có văn bản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP gửi cơ quan kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện được giao (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn cấp huyện);
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức kiểm tra hiện trường để xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại rừng trồng.
Thành phần đoàn kiểm tra hiện trường gồm đại diện: cơ quan chuyên môn cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng bị thiệt hại; chủ rừng hoặc chủ đầu tư dự án có rừng bị thiệt hại; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác định nguyên nhân (cơ quan phòng chống thiên tai đối với các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP hoặc cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thực vật đối với các nguyên nhân quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP); các cơ quan, đơn vị có liên quan khác (nếu có).
+ Kết quả kiểm tra hiện trường được lập thành biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng trồng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư hoặc khoản 2 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay về tính đầy đủ, hợp lệ của thành phần hồ sơ cho tổ chức trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức và nêu rõ lý do;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều này và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP. Trường hợp rừng trồng không đủ điều kiện thanh lý, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết và nêu rõ lý do.
- Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thành lập Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng.
Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan tiếp nhận hồ sơ; thành viên Hội đồng gồm: đại diện cơ quan quản lý cấp trên của tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý (nếu có), cơ quan tài chính; chuyên gia, nhà khoa học (nếu có) và đại diện các cơ quan liên quan khác (nếu có).
Hội đồng thẩm định hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng thực hiện các nội dung sau:
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường.
Thành phần tham gia gồm: đại diện Hội đồng thẩm định; cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp nơi có diện tích rừng đề nghị thanh lý; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng đề nghị thanh lý; tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng; các cơ quan liên quan khác (nếu có).
Kết quả xác minh, kiểm tra hiện trường được lập thành biên bản theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP;
Tổ chức họp Hội đồng thẩm định: căn cứ chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng (đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư) hoặc tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng (đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư), Hội đồng thẩm định họp, xem xét hồ sơ và các nội dung trong phương án thanh lý rừng trồng.
Trước khi họp Hội đồng, các thành viên Hội đồng gửi ý kiến bằng văn bản có xác nhận của đơn vị nơi thành viên Hội đồng công tác. Kết quả họp Hội đồng được lập thành biên bản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
+ Sau khi nhận được biên bản họp của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng. Hồ sơ trình gồm:
++ Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư hoặc khoản 2 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư;
++ Biên bản xác minh, kiểm tra hiện trường, xác định mức độ thiệt hại rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP (trong trường hợp Hội đồng thẩm định có tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường);
++ Biên bản họp Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
++ Báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP;
++ Dự thảo quyết định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
- Trường hợp thanh lý rừng trồng xảy ra trước ngày Nghị định 140/2024/NĐ-CP có hiệu lực
+ Hồ sơ thanh lý rừng trồng đã lập, gồm: Tờ trình đề nghị thanh lý rừng trồng không thành rừng; bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng; bản sao quyết định phê duyệt dự án; biên bản xác minh hiện trường có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có rừng trồng không thành rừng; Phương án thanh lý rừng trồng.
+ Trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng đối với trường hợp này thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
*Nghị định 140/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/10/2024.
Phạm Ngô Hồng Phúc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh lý rừng trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?