Hồ sơ, thủ tục đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh cấp trung ương ra sao?
- Hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh cấp trung ương gồm những gì?
- Thủ tục đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh cấp trung ương ra sao?
- Tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh được công nhận khi đáp ứng những điều kiện gì?
Hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh cấp trung ương gồm những gì?
Căn cứ Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.
Theo quy định tại khoản c tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018, hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh cấp trung ương gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh (theo mẫu);
+ Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
+ Hiến chương của tổ chức;
+ Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;
+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Hồ sơ, thủ tục đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh cấp trung ương ra sao?
Thủ tục đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh cấp trung ương ra sao?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018.
Thủ tục đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh cấp trung ương được thực hiện như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáocó địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnhđủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 3:
+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Bộ Nội vụ.
+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận hoặc không công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(2) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Tôn giáo Chính phủ; qua đường bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.
Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ và có giấy hẹn trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.
(3) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày Ban Tôn giáo Chính phủ nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.
(4) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
(5) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.
(6) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tổ chức tôn giáo hoặc văn bản trả lời về việc không công nhận tổ chức tôn giáo.
Tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh được công nhận khi đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo như sau:
Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo
Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
2. Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
3. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
4. Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
5. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
6. Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Như vậy, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh được công nhận khi đáp ứng những điều kiện nêu trên.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tôn giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?