Học kỳ I năm học 2022-2023: Nhà nước quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh cả nước hơn 37 tấn gạo?
- Nhà nước quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh trong học kỳ I năm học 2022-2023?
- Điều kiện để học sinh được hỗ trợ gạo trong học kỳ I năm học 2022-2023 là gì?
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh được thực hiện như thế nào?
- Danh sách các tỉnh được hỗ trợ gạo dành cho học sinh trong học kỳ I năm học 2022-2023?
Nhà nước quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh trong học kỳ I năm học 2022-2023?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1845/QĐ-BTC năm 2022 của Bộ Tài chính đã có quyết định như sau:
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước xuất cấp (không thu tiền) 37.555.026,6 kg gạo từ nguồn dự trữ quốc gia giao cho các tỉnh để hỗ trợ cho học sinh học kỳ I năm học 2022-2023 theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn như phụ lục ban hành kèm quyết định này.
Theo đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nước sẽ xuất kho hỗ trợ gạo không thu tiền cho các tỉnh để hỗ trợ cho học sinh trong học kỳ I năm học 2022-2023.
Số lượng gạo dùng để hỗ trọ cho học sinh trong học kỳ I năm học 2022-2023 sẽ là hơn 37 tấn.
Học kỳ I năm học 2022-2023: Nhà nước quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh cả nước hơn 37 tấn gạo? (Hình từ Internet)
Điều kiện để học sinh được hỗ trợ gạo trong học kỳ I năm học 2022-2023 là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ
1. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các Điều kiện sau:
a) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
c) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
2. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các Điều kiện sau:
a) Đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học;
b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, ngoài các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
Theo đó, căn cứ vào việc học sinh đang học ở cấp độ tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông để tiến hành xác định điều kiện được hỗ trợ gạo theo quy định nêu trên.
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh
1. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của năm học với nội dung gồm:
- Số lượng học sinh thuộc đối tượng hỗ trợ: Tổng hợp số lượng học sinh theo từng đối tượng, từng trường của từng địa phương;
- Số lượng gạo cần hỗ trợ (tính cho cả năm học tối đa 9 tháng/năm học/học sinh);
- Đơn vị tiếp nhận gạo: Là tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận gạo dự trữ quốc gia;
- Thời gian dự kiến tiếp nhận gạo trong năm học: Ghi rõ ngày, tháng nhận gạo (theo số đợt tiếp nhận gạo từng học kỳ).
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của tỉnh gửi Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ lên kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh với những nội dung như số lượng học sinh được hỗ trợ gạo, số lượng gạo hỗ trợ, đơn vị tiếp nhận gạo, thời gian tiếp nhận gạo.
Danh sách các tỉnh được hỗ trợ gạo dành cho học sinh trong học kỳ I năm học 2022-2023?
Căn cứ vào Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 1845/QĐ-BTC năm 2022 của Bộ Tài chính đã có quyết định về danh sách các tỉnh được hỗ trợ gạo và số lượng gạo dùng để hỗ trợ cho học sinh tại từng tỉnh trong học kỳ I năm học 2022-2023 như sau:
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?