Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được cộng bao nhiêu điểm khi đăng ký dự tuyển công chức?
Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được cộng bao nhiêu điểm khi đăng ký dự tuyển công chức?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về ưu tiên trong tuyển dụng công chức như sau:
Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
Như vậy, theo điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị khi đăng ký dự tuyển công chức sẽ được cộng 05 điểm vào kết quả điểm của vòng 2.
Trường hợp học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị đồng thời thuộc vào các trường hợp ưu tiên khác theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì điểm ưu tiên vào kết quả điểm vòng 2 sẽ là điểm ưu tiên cao nhất trong các đối tượng ưu tiên.
Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được cộng bao nhiêu điểm khi đăng ký dự tuyển công chức?
Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị phải đáp ứng những điều kiện nào khi đăng ký dự tuyển công chức?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển công chức; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí công việc;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Cơ quan nào có thẩm quyền tuyển dụng công chức?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
Tuyển dụng công chức
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:
a) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
đ) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
2. Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này
Như vậy, theo nội dung được trích dẫn trên thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:
- TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý được phân cấp;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý được phân cấp;
- UBND tỉnh và cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý được phân cấp;
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của MTTQ Việt Nam, của tổ chức CT-XH và cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý được phân cấp.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký dự tuyển công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?