Hợp tác xã được phân thành mấy loại theo Luật Hợp tác xã 2023 mới nhất? Quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã ra sao?
Hợp tác xã được phân thành mấy loại theo Luật Hợp tác xã 2023 mới nhất?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Luật Hợp tác xã 2023 về phân loại hợp tác xã như sau:
Phân loại hợp tác xã
1. Hợp tác xã được phân loại siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn theo tiêu chí số lượng thành viên chính thức và một trong hai tiêu chí sau:
a) Doanh thu;
b) Tổng nguồn vốn.
2. Hợp tác xã siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn được xác định theo lĩnh vực hoạt động.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp tác xã được phân loại như sau:
- Hợp tác xã siêu nhỏ;
- Hợp tác xã nhỏ;
- Hợp tác xã vừa;
- Hợp tác xã lớn.
Hợp tác xã được phân thành mấy loại theo Luật Hợp tác xã 2023 mới nhất? Quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã ra sao? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã có những quyền gì?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
2. Quyết định việc tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.
3. Được kinh doanh, sản xuất trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
4. Yêu cầu thành viên đăng ký nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cho thành viên.
5. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài sau khi hoàn thành nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của thành viên theo quy định của Điều lệ hoặc pháp luật có liên quan.
6. Cung cấp dịch vụ, tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa vì mục tiêu chăm lo đời sống của thành viên, cộng đồng và phát triển bền vững.
7. Tham gia thực hiện chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.
8. Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.
9. Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.
10. Huy động vốn theo quy định của pháp luật.
11. Cho vay nội bộ theo quy định của Luật này.
12. Theo dõi riêng các khoản doanh thu, chi phí của giao dịch nội bộ và giao dịch bên ngoài.
13. Liên danh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
14. Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
15. Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
16. Tham gia tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
17. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp nội bộ và xử lý thành viên vi phạm theo quy định của Điều lệ.
18. Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Như vậy, theo quy định thì hợp tác xã có 18 quyền nêu trên.
Nghĩa vụ của hợp tác xã được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Kết nạp thành viên khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của Luật này, Điều lệ và pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của Luật này và Điều lệ.
3. Thực hiện thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, đáp ứng tối đa nhu cầu của thành viên đã đăng ký trước khi phục vụ khách hàng không phải là thành viên.
4. Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê và pháp luật có liên quan.
5. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
6. Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên theo quy định của pháp luật.
7. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và các chính sách cho người lao động theo quy định của pháp luật.
8. Giáo dục, đào tạo, phổ biến, bồi dưỡng cho thành viên và người lao động.
9. Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này.
10. Thực hiện công bố thông tin cho thành viên theo quy định tại Điều 14 của Luật này và công bố thông tin theo quy định của pháp luật có liên quan.
11. Bồi thường thiệt hại do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gây ra cho thành viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
12. Lập, cập nhật và lưu trữ sổ đăng ký thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn.
13. Thực hiện chế độ báo cáo, cập nhật thông tin về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
14. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Như vậy, nghĩa vụ của hợp tác xã được xác định theo nội dung nêu trên.
Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Riêng khoản 3 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 và khoản 4 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?