Hướng dẫn đánh giá và phân loại hằng tháng đối với giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập năm 2022?

Anh chị cho tôi xin hướng dẫn đánh giá và phân loại hằng tháng đối với giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập với ạ! Tôi cảm ơn!

Đánh giá, xếp loại giáo viên hằng tháng phải bảo đảm dân chủ, chính xác, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng, công tâm và không mang tính hình thức?

Căn cứ theo Mục II Hướng dẫn 581/HD-SGDĐT năm 2022 hướng dẫn về nguyên tắc đánh giá đối với công chức, viên chức, lao động hợp đồng tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc sở giáo dục và đào tạo Hà Nội như sau:

“II. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ
1. Việc đánh giá, xếp loại hằng tháng phải bảo đảm dân chủ, chính xác, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng, công tâm và không mang tính hình thức, nể nang, trù dập, thiên vị; bảo đảm đúng thẩm quyền đánh giá.
2. Cấp nào, người nào trực tiếp lãnh đạo, giao việc, thì đồng thời thực hiện nhận xét, đánh giá, xếp loại. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định việc xếp loại, đánh giá theo thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Việc đánh giá, xếp loại phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ về tiến độ và chất lượng, sản phẩm cụ thể; số lượng công việc được giao theo kế hoạch; nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; mức độ khó, phức tạp, yêu cầu trình độ chuyên môn của công việc; ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, chấp hành các quy định, quy chế... Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, lao động hợp đồng.
4. Việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.
5. Trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, lao động hợp đồng không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng (như thiên tai, dịch bệnh...) thì được xem xét trong quá trình đánh giá, xếp loại.
6. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, lao động hợp đồng vì lý do đau ốm, nghỉ phép, nghỉ thai sản, được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (không tập trung) mà thời gian làm việc thực tế trong tháng chưa đạt trên 50% số ngày làm việc của tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng chỉ xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” hoặc “Không hoàn thành nhiệm vụ”; trường hợp xếp loại ở mức khác do lãnh đạo có thẩm quyền đánh giá quyết định.
7. Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức hàng tháng là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên hằng năm.”

Theo đó, việc đánh giá, xếp loại giáo viên hằng tháng phải bảo đảm tính dân chủ, chính xác, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng, công tâm và không mang tính hình thức, nể nang, trù dập, thiên vị; bảo đảm đúng thẩm quyền đánh giá.

Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên bao gồm các bước nào?

Căn cứ theo Mục V Hướng dẫn 581/HD-SGDĐT năm 2022 hướng dẫn về quy trình đánh giá, xếp loại như sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch công tác

Các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở xây dựng kế hoạch công tác tháng vào đầu mỗi tháng; công chức, viên chức, lao động hợp đồng xây dựng kế hoạch công tác tháng, lịch công tác tuần vào đầu mỗi tháng, tuần (trên cơ sở nhiệm vụ được giao và kế hoạch công tác của trường), thường xuyên cập nhật các công việc đột xuất, phát sinh làm cơ sở để kiểm điểm, đánh giá hằng tháng.

Bước 2: Từ ngày 22 đến 24 hằng tháng cá nhân tự đánh giá, nhận mức xếp loại bằng phiếu đánh giá trên phần mềm;

Bước 3: Từ ngày 25 đến 26 hằng tháng Tổ trưởng; Phó Hiệu trưởng hoặc Hiệu trưởng nhận xét theo thẩm quyền (theo quy chế, phân công nhiệm vụ của đơn vị) đối với cá nhân tự đánh giá;

Bước 4: Từ 27 đến 28 hàng tháng người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại viên chức và lao động hợp đồng tại đơn vị;

Bước 5: Từ ngày 01 đến 05 tháng tiếp theo, các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở in kết quả từ phần mềm (mẫu 2C) và thông báo công khai kết quả đánh giá, xếp loại viên chức, lao động hợp đồng; tổ chức biểu dương, khen thưởng tại cuộc họp cơ quan đầu tháng.

Đồng thời cần phải lưu ý việc thực hiện đánh giá giáo viên đối với tháng 12 hằng năm hoàn thành trước ngày 15/12 hằng năm.

Hướng dẫn đánh giá và phân loại hằng tháng đối với giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập?

Hướng dẫn đánh giá và phân loại hằng tháng đối với giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập năm 2022? (Hình từ internet)

Giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì phải đảm bảo đạt từ 90 điểm đến 100 điểm?

Căn cứ theo Mục VI Hướng dẫn 581/HD-SGDĐT năm 2022 hướng dẫn về mức độ xếp loại và tỷ lệ đánh giá như sau:

"VI. MỨC ĐỘ XẾP LOẠI VÀ TỶ LỆ ĐÁNH GIÁ
1. Đối với “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (Loại A)” Đạt từ 90 điểm đến 100 điểm.
Tỷ lệ được đánh giá, xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% tổng số được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” theo từng nhóm đối tượng (đối với đơn vị hoặc nhóm đối tượng có dưới 05 người như nhóm Cán bộ quản lý, nhóm Giáo viên và nhóm Nhân viên thì được đánh giá “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” đối với 01 đồng chí, nếu đồng chí đó đạt đủ điều kiện “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Nếu nhóm đối tượng vượt quá 05 người thì có thể bù trừ giữa các tháng cho nhau miễn đảm bảo trong 1 năm không vượt quá 20%/nhóm đối tượng theo quy định).
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ (Loại B): Đạt từ 70 điểm đến dưới 90 điểm.
3. Hoàn thành nhiệm vụ (Loại C): Đạt từ 50 điểm đến dưới 70 điểm.
4. Không hoàn thành nhiệm vụ (Loại D): Dưới 50 điểm."

Như vậy, việc đánh giá giáo viên hàng tháng được triển khai trên phần mềm từ 01/01/2022 tại địa chỉ http://dgcbccvc.hanoi.gov.vn và cần phải đảm bảo những nguyên tắc, các bước thực hiện và tỷ lệ đánh giá như trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá xếp loại giáo viên

Phạm Văn Quốc

Đánh giá xếp loại giáo viên
Giáo viên
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh giá xếp loại giáo viên có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá xếp loại giáo viên Giáo viên
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điểm mới Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ giáo dục và Đào tạo là gì?
Pháp luật
Chế độ chính sách hưởng đối giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Xét tuyển giáo viên Tiếng Anh tiểu học hạng II có thể sử dụng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 không hay phải thay thế bằng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm?
Pháp luật
Giáo viên tiểu học được bổ nhiệm làm Bí thư Chi đoàn trường thì sẽ được hưởng chế độ và phụ cấp như thế nào?
Pháp luật
Giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại cao đẳng khi xin xét chuyển sang dạy tại trường trung học cơ sở phải thực hiện những gì?
Pháp luật
Danh mục các loại hồ sơ, sổ sách mà giáo viên các cấp phải thực hiện trong năm học mới 2024-2025?
Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông dạy đủ 17 tiết và phải trực thêm 4 buổi tại cơ quan thì có hợp lý không? Có con nhỏ dưới 12 tháng có được ưu tiên gì không?
Pháp luật
Thời gian nghỉ hằng năm đối với giáo viên phổ thông và mầm non được quy định như thế nào? Thời gian nghỉ hè là bao lâu?
Pháp luật
Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường mẫu giáo trong bao lâu? Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên trường mẫu giáo là gì?
Pháp luật
Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên năm học 2024 2025 các cấp? Bản kế hoạch cá nhân năm 2024 2025 của giáo viên chi tiết?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào