Hướng dẫn mới nhất thủ tục hải quan đối với việc xuất khẩu phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất?

Doanh nghiệp của tôi là doanh nghiệp chế xuất chuyên xuất khẩu phế liệu, phế phẩm. Hiện nay, tôi đang có một số vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa này nên cần được hỗ trợ tư vấn như sau: Hướng dẫn mới nhất thủ tục hải quan đối với việc xuất khẩu phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Mong được hỗ trợ!

Phế liệu có thuộc danh mục hàng được phép xuất khẩu không?

Theo quy định tại Mục 1 Công văn 1730/TCHQ-GSQL ngày 16/5/2022 hướng dẫn thủ tục hải quan về xuất khẩu phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành quy định về việc xuất khẩu phế liệu cụ thể như sau:

- Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 56 Luật quản lý ngoại thương;

- Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ;

- Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51, Điều 1 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 20/04/2018) của Bộ Tài chính;

Căn cứ quy định tại các văn bản dẫn trên, trường hợp phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất của Công ty không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, danh mục hàng xuất khẩu phải có giấy phép chuyên ngành thì Công ty thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý, không phải xin giấy phép xuất khẩu.

thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan được Tổng cụ Hải quan hướng dẫn như thế nào theo quy định mới nhất của pháp luật?

Việc sơ hủy phế liệu, phế phẩm được tiến hành như thế nào?

Tại Mục 2 Công văn 1730/TCHQ-GSQL ngày 16/5/2022 hướng dẫn thủ tục hải quan về xuất khẩu phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành quy định về việc sơ hủy phế liệu, phế phẩm cụ thể như sau:

Việc sơ hủy phế liệu, phế phẩm hay phun sơn lên hàng hóa là do Công ty tự quyết định và phế liệu, phế phẩm xuất khẩu phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35, Điều 1 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính.

Về loại hình tờ khai xuất khẩu, đề nghị Công ty căn cứ hướng dẫn tại Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐTCHQ ngày 18/05/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để thực hiện.

Mô tả và mã HS của hàng hóa phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Công văn 1730/TCHQ-GSQL ngày 16/5/2022 hướng dẫn thủ tục hải quan về xuất khẩu phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành quy định về mô tả và áp mã HS của hàng hóa cụ thể như sau:

Công ty kê khai trên tờ khai hải quan theo đúng thực tế hàng hóa khi xuất khẩu là nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và bổ sung cụm từ "hàng hư hỏng" sau tên hàng. Mã HS tương ứng với hàng hóa xuất khẩu tại thời điểm công ty làm thủ tục hải quan và hàng hóa xuất khẩu tại thời điểm Công ty làm thủ tục hải quan và hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo không có giá trị sử dụng ban đầu.

Thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hiện hành

Theo quy định tại Điều 21 Luật Hải quan 2014 quy định về thủ tục hải quan cụ thể như sau:

(1) Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;

- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(2) Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:

- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;

- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

- Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.

Địa điểm làm thủ tục hải quan

Theo quy định tại khoản 1,2 và khoản 3 Điều 22 Luật Hải quan 2014 quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan là:

(1) Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

(2) Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.

(3) Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:

- Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

- Trụ sở Chi cục Hải quan;

- Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;

- Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;

- Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;

- Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;

- Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục hải quan

Nguyễn Khánh Huyền

Thủ tục hải quan
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tục hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào