Hướng dẫn quy trình nộp hồ sơ thu, trích nộp tiền BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia tại TP. Hồ Chí Minh?
Thực trạng của việc thu bảo hiểm xã hội ở TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại Công văn 4246/BHXH-QLT năm 2022 có nêu lên thực trạng của việc thu bảo hiểm xã hội tại TP. Hồ Chí Minh cụ thể như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Quyết định ban hành Quy trình thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT quy định:
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Điểm 1.2 khoản 1 Điều 46 Văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH: Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Trong quá trình giải quyết hồ sơ thu, nhiều đơn vị sử dụng lao động lập rất nhiều hồ sơ trong tháng, nộp hồ sơ báo phát sinh tăng/giảm lao động ngay ngày cuối tháng, nhưng vì nhiều lý do: lỗi mạng, hồ sơ không hợp lệ, hồ sơ kê khai không đúng, … cơ quan BHXH nhận được hồ sơ tăng/giảm lao động vào những ngày đầu của tháng sau, dẫn đến phát sinh tăng thu BHYT, lãi truy thu, làm lệch số liệu quản lý của đơn vị với số liệu thu của cơ quan BHXH khi đơn vị nộp tiền, một số trường hợp ảnh hưởng đến quyền lợi khám, chữa bệnh và xác nhận quá trình đóng BHXH trên sổ của người lao động.
Hướng dẫn quy trình nộp hồ sơ thu, trích nộp tiền BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia tại TP. Hồ Chí Minh? (Hình từ internet)
TP. Hồ Chí Minh đưa ra những giải pháp gì nhằm khắc phục lỗi trong quá trình thu bảo hiểm xã hội?
Công văn 4246/BHXH-QLT năm 2022 có đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế lỗi trong quá trình thu bảo hiểm xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau:
Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và đảm bảo số liệu phát sinh thu, trích nộp tiền đóng trùng khớp, BHXH Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố:
- Nộp hồ sơ phát sinh điều chỉnh lương, tăng/giảm lao động hàng tháng sớm, tránh dồn vào những ngày cuối cùng của tháng, chuyển nộp tiền chậm nhất ngày cuối cùng của tháng.
Trường hợp đơn vị nộp chậm sẽ dẫn đến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng, làm phát sinh trách nhiệm của đơn vị và cơ quan BHXH.
- Đối với hồ sơ giảm lao động của tháng sau, đơn vị có thể nộp ngay khi có Quyết định thôi việc, Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động (không cần chờ đến ngày 28 hàng tháng), sau đó, đơn vị vẫn tiếp tục được nộp hồ sơ tăng/giảm, điều chỉnh lương trong tháng khi có phát sinh.
Hướng dẫn quy trình nộp hồ sơ thu, trích nộp tiền BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia tại TP. Hồ Chí Minh?
Theo Công văn 4246/BHXH-QLT năm 2022 hướng dẫn thì căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật BHXH quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.
Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Đơn vị đối chiếu quy định trên với số ngày thực tế không làm việc và không hưởng lương của người lao động để thực hiện nộp hồ sơ phát sinh tăng/giảm lao động, và đề nghị đơn vị thực hiện nộp không quá 03 bộ hồ sơ/tháng (trừ trường hợp cần thiết khác).
Ví dụ: Người lao động thôi việc vào ngày 16/8/2022 (thời gian không làm việc trong tháng từ ngày 16/8/2022 đến 31/8/2022)
- Đơn vị thực hiện 26 ngày làm việc: người lao động có 14 ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, không đóng BHXH.
- Đơn vị thực hiện 24 ngày làm việc: người lao động có 13 ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, phải đóng BHXH.
- Đơn vị thực hiện 22 ngày làm việc: người lao động có 12 ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, phải đóng BHXH.
Đồng thời, Công văn 4246/BHXH-QLT năm 2022 bãi bỏ: Khoản 7.1 Mục 7; Mục 10 Công văn số 1734/BHXH-QLT ngày 16/8/2017 của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?