Hướng dẫn tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên năm 2022?
- Phòng vệ thương mại là gì?
- Hướng dẫn tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) năm 2022?
- Thông tư số 03/2019/TT-BCT chưa quy định nội dung về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
- Quy định đến tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)?
Phòng vệ thương mại là gì?
Phòng vệ thương mại là biện pháp mà một nước sử dụng để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá sản xuất trong nước thông qua hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp tăng nhanh đột biến, gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Hướng dẫn tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) năm 2022?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 1 Công văn 118/PVTM-P1 năm 2022 hướng dẫn về các loại giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean như sau:
“1. Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA)
Hiện nay, quy định về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định ATIGA được hướng dẫn tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 08 năm 2015 quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020. Theo đó, Việt Nam chấp nhận cả hai hình thức i) C/O đối với Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc các nước ASEAN và ii) Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc các nước thành viên ASEAN thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa AWSC.
Thông tư chỉ quy định điều kiện để nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu. Đối với hàng hóa từ các nước ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam, Thông tư không có quy định hướng dẫn; điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với trường hợp này phụ thuộc vào quy định pháp luật của các nước thành viên ASEAN.”
Theo đó, Thông tư 28/2015/TT-BCT chỉ quy định điều kiện để nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu.
Thông tư số 03/2019/TT-BCT chưa quy định nội dung về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 118/PVTM-P1 năm 2022 hướng dẫn về các loại giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như sau:
“2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Thông tư chưa quy định nội dung về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Việt Nam bảo lưu chỉ áp dụng hình thức nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (đến hết ngày 01 tháng 01 năm 2024).”
Theo đó, Thông tư 03/2019/TT-BCT chưa quy định nội dung về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Việt Nam bảo lưu chỉ áp dụng hình thức nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (đến hết ngày 01 tháng 01 năm 2024).
Hướng dẫn tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên năm 2022? (Hình từ internet)
Quy định đến tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 5 Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 118/PVTM-P1 năm 2022 hướng dẫn về các quy định liên quan đến tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) như sau:
“5. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
Điều 19 Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực. Cụ thể:
“2. Hàng hóa có xuất xứ của các nước thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEPT khi nộp một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau:
a) C/O được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Thông tư này.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà xuất khẩu đủ điều kiện phát hành theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 Thông tư này.
3. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này:
a) Được phát hành dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác bao gồm dạng điện tử.
b) Bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày phát hành.
d) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, có chữ ký và tên của người tự chứng nhận và thời điểm phát hành.”
Như vậy, trên đây là các quy định liên quan đến tự chứng nhận xuất xứ theo các hiệp định thương mại tự do mà việt nam là thành viên mà bạn có thể tham khảo và quan tâm.
Phạm Văn Quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?