Hương liệu dùng trong thực phẩm được sửa đổi, bổ sung như thế nào theo quy định mới tại Thông tư 17/2023/TT-BYT?
Hương liệu dùng trong thực phẩm được sửa đổi, bổ sung như thế nào theo quy định mới tại Thông tư 17/2023/TT-BYT?
Căn cứ theo quy định hiện hành tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định như sau:
Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và mức sử dụng tối đa trong thực phẩm
...
4. Hương liệu dùng trong thực phẩm bao gồm các hương liệu đã được JECFA đánh giá, xác định an toàn ở các lượng ăn vào dự kiến hoặc lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (ADI). Các hương liệu này phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tương ứng về nhận biết và độ tinh khiết; tuân theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 Hướng dẫn sử dụng hương liệu và các quy định cụ thể tại Thông tư này.
Căn cứ theo quy định mới tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2023/TT-BYT sửa đổi bổ sung khoản 4 Điều 5 Thông tư 24/2019/TT-BYT như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm
...
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:
“4. Hương liệu dùng trong thực phẩm bao gồm các hương liệu thuộc một trong các danh mục sau:
a) Hương liệu đã được JECFA đánh giá, xác định an toàn ở các lượng ăn vào dự kiến hoặc lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (ADI);
b) Hương liệu được công nhận an toàn (GRAS) ban hành bởi Hiệp hội các nhà sản xuất hương và chất chiết xuất của Hoa Kỳ (FEMA);
c) Hương liệu dùng trong thực phẩm của Liên minh châu Âu ban hành bởi Nghị viện và Hội đồng Liên minh châu Âu.”.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định mới thì hương liệu dùng trong thực phẩm được bổ sung thêm các hương liệu thuộc một trong các danh mục sau:
- Hương liệu được công nhận an toàn (GRAS) ban hành bởi Hiệp hội các nhà sản xuất hương và chất chiết xuất của Hoa Kỳ (FEMA);
- Hương liệu dùng trong thực phẩm của Liên minh châu Âu ban hành bởi Nghị viện và Hội đồng Liên minh châu Âu.
Hương liệu dùng trong thực phẩm được sửa đổi, bổ sung như thế nào theo quy định mới tại Thông tư 17/2023/TT-BYT? (Hình từ internet)
Nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm như sau:
- Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:
+ Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;
+ Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;
+ Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
- Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm theo các yêu cầu dưới đây trong trường hợp các yêu cầu này không thể đạt được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế và công nghệ:
+ Duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm (ví dụ đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư 24/2019/TT-BYT;
+ Tăng cường việc duy trì chất lượng hoặc tính ổn định của thực phẩm hoặc để cải thiện cảm quan nhưng không làm thay đổi bản chất hoặc chất lượng của thực phẩm nhằm lừa dối người tiêu dùng;
+ Hỗ trợ trong sản xuất, vận chuyển nhưng không nhằm che giấu ảnh hưởng do việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành sản xuất, kỹ thuật không phù hợp.
- Phụ gia thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo các văn bản được quy định như sau:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Tiêu chuẩn quốc gia trong trường hợp chưa có các quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư 24/2019/TT-BYT;
+ Tiêu chuẩn của CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 7 Thông tư 24/2019/TT-BYT;
+ Tiêu chuẩn của nhà sản xuất trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 Điều 7 Thông tư 24/2019/TT-BYT.
- Ngoài việc phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm còn có thể có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia thực phẩm và phải tuân thủ quy định tại Điều 9 Thông tư 24/2019/TT-BYT.
Việc phối trộn phụ gia thực phẩm, phụ gia thực phẩm hỗn hợp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về yêu cầu đối với việc phối trộn phụ gia thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:
- Chỉ được phép phối trộn các phụ gia thực phẩm khi không gây ra bất cứ nguy cơ nào đối với sức khỏe con người;
- Liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia thực phẩm trong thành phần cấu tạo;
- Hướng dẫn mức sử dụng tối đa, đối tượng thực phẩm và chức năng;
- Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.
Thông tư 17/2023/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 9/11/2023
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phụ gia thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?