Kế hoạch kiểm toán nội bộ của công ty tài chính phải đáp ứng những gì? Nội dung kiểm toán nội bộ dựa trên cơ sở nào?
Kế hoạch kiểm toán nội bộ của công ty tài chính phải đáp ứng những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có nêu rõ kế hoạch kiểm toán nội bộ của công ty tài chính như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm được Ban kiểm soát ban hành theo đề nghị của Trưởng kiểm toán nội bộ sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc).
Việc lập kế hoạch kiểm toán nội bộ phải đảm bảo đáp ứng:
- Nguyên tắc định hướng theo rủi ro: Các hoạt động, quy trình, bộ phận phải được đánh giá mức độ rủi ro (cao, trung bình và thấp) theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát. Các hoạt động, quy trình, bộ phận có mức độ rủi ro cao được tập trung nguồn lực, ưu tiên thực hiện kiểm toán trước và được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
- Đảm bảo tính toàn diện: Các hoạt động, quy trình, bộ phận đều phải được kiểm toán nội bộ. Các hoạt động, quy trình, bộ phận có mức độ trọng yếu theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
- Có dự phòng về nguồn lực, thời gian để thực hiện kiểm toán nội bộ đột xuất;
- Kế hoạch kiểm toán định kỳ hằng năm phải được điều chỉnh khi có thay đổi trọng yếu về quy mô hoạt động, nguồn lực kiểm toán nội bộ theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ của công ty tài chính phải đáp ứng những gì? Nội dung kiểm toán nội bộ dựa trên cơ sở nào?
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm phải được ban hành vào thời gian nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có nêu rõ như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ
1. Kiểm toán nội bộ được thực hiện định kỳ hằng năm và đột xuất theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát.
2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm được Ban kiểm soát ban hành theo đề nghị của Trưởng kiểm toán nội bộ sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc). Việc lập kế hoạch kiểm toán nội bộ phải đảm bảo đáp ứng:
a) Nguyên tắc định hướng theo rủi ro: Các hoạt động, quy trình, bộ phận phải được đánh giá mức độ rủi ro (cao, trung bình và thấp) theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát. Các hoạt động, quy trình, bộ phận có mức độ rủi ro cao được tập trung nguồn lực, ưu tiên thực hiện kiểm toán trước và được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
b) Đảm bảo tính toàn diện: Các hoạt động, quy trình, bộ phận đều phải được kiểm toán nội bộ. Các hoạt động, quy trình, bộ phận có mức độ trọng yếu theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
c) Có dự phòng về nguồn lực, thời gian để thực hiện kiểm toán nội bộ đột xuất;
d) Kế hoạch kiểm toán định kỳ hằng năm phải được điều chỉnh khi có thay đổi trọng yếu về quy mô hoạt động, nguồn lực kiểm toán nội bộ theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát.
3. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm phải được ban hành trước ngày 15 tháng 12 của năm trước và bao gồm các nội dung: phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán, nguồn lực kiểm toán (bao gồm cả việc thuê chuyên gia, tổ chức bên ngoài) và các nội dung khác do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc từ ngày ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, tổ chức tín dụng phi ngân hàng gửi kế hoạch kiểm toán nội bộ cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Theo như quy định trên, Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm phải được ban hành trước ngày 15 tháng 12 của năm trước.
Nội dung kiểm toán nội bộ dựa trên cơ sở những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định như sau:
Nội dung kiểm toán nội bộ
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng trên cơ sở các nội dung sau đây:
1. Kiểm tra, đánh giá độc lập việc tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), cá nhân, bộ phận, bao gồm cả việc xác định tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
2. Rà soát, đánh giá độc lập tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật của cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, bao gồm cả việc xác định các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
3. Đề xuất, kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền và các bộ phận liên quan để xử lý các tồn tại, hạn chế.
4. Các nội dung khác theo quy định nội bộ của Ban Kiểm soát về kiểm toán nội bộ.
Theo như quy định trên, nội dung kiểm toán nội bộ của công ty tài chính theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 trên cơ sở của bốn nội dung như trên.
Thông tư 14/2023/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2024
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm toán nội bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?