Khoản chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước kiểm soát ra sao?
Khoản chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng được Kho bạc Nhà nước kiểm soát ra sao?
Căn cứ tiết d điểm 2.1 khoản 2 Điều 5 Thông tư 17/2024/NĐ-CP nêu rõ nội dung chi cụ thể được Kho bạc Nhà nước kiểm soát như sau:
Nội dung kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước
...
2. Ngoài các nội dung kiểm soát nêu tại khoản 1 Điều này, đối với một số nội dung chi cụ thể Kho bạc Nhà nước kiểm soát như sau:
2.1. Đối với các khoản chi lương và phụ cấp theo lương (các khoản phụ cấp theo lương theo hệ thống mục lục ngân sách hiện hành); tiền công lao động theo hợp đồng; tiền thu nhập tăng thêm, chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng:
.....
d) Đối với chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng:
- Trường hợp chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác (không bao gồm các khoản phụ cấp theo lương theo hệ thống mục lục ngân sách hiện hành), khoán, khen thưởng được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị:
Kho bạc Nhà nước kiểm tra Chứng từ chuyển tiền; Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng (trường hợp chứng từ chuyển tiền của đơn vị sử dụng NSNN không thể hiện được hết nội dung chi, số lượng, định mức, đơn giá thực tế đối với những khoản chi có quy định định mức tại Quy chế chi tiêu nội bộ, văn bản quy phạm pháp luật) và Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng đảm bảo không vượt định mức đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Riêng đối với chi trợ cấp, phụ cấp cho người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại tiết a điểm 2.3 khoản 2 Điều này.
- Trường hợp chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác theo Quyết định của cấp có thẩm quyền:
Kho bạc Nhà nước kiểm soát đảm bảo không vượt Dự toán được cấp thẩm quyền giao; kiểm soát Chứng từ chuyển tiền; Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng (trường hợp chứng từ chuyển tiền của đơn vị sử dụng NSNN không thể hiện được hết nội dung chi, số lượng, định mức, đơn giá thực tế đối với những khoản chi có quy định định mức tại Quyết định của cấp có thẩm quyền) và Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng đảm bảo không vượt định mức quy định tại quyết định của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, việc kiểm soát chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng sẽ được Kho bạc Nhà nước kiểm soát dựa trên văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị hoặc theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.
Tuy nhiên riêng đối với chi trợ cấp, phụ cấp cho người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại tiết a điểm 2.3 khoản 2 Điều 5 Thông tư 17/2024/NĐ-CP
Khoản chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước kiểm soát ra sao?
Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 17/2024/TT-BTC có nêu rõ nguyên tắc kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước như sau:
- Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật ngân sách nhà nước 2015, cụ thể:
+ Chi NSNN chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 Luật ngân sách nhà nước 2015; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chỉ, số dư tài khoản của đơn vị còn đủ để chi.
+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ chi và các hồ sơ kèm theo chứng từ chi thuộc thủ tục hành chính gủ. Kho bạc Nhà nước được quy định tại các Nghị định của Chính phủ. Trường hợp chứng từ chi và các hồ sơ kèm theo chứng từ chi đơn vị sử dụng ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước cố tình giả mạo, thay thế nội dung, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Đối với các hồ sơ không thuộc thủ tục hành chính gửi Kho bạc Nhà nước được quy định tại các Nghị định của Chính phủ, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm kiểm soát nội dung thanh toán, hồ sơ thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.
+ Kho bạc Nhà nước kiểm soát định mức (mức chi) theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ thì kiểm soát đảm bảo theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ.
- Các khoản chi thực hiện theo nguyên tắc tạm ứng thanh toán theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 163/2016/NĐ-CP
- Các khoản chi tạm ứng và thanh toán bằng tiền mặt phải được thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư hướng dẫn quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước của Bộ Tài chính.
- Trường hợp các khoản chi NSNN thực hiện bằng hình thức giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước, việc kiểm soát, thanh toán của Kho bạc Nhà nước phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tại: Nghị định 165/2018/NĐ- CP; Nghị định 11/2020/NĐ-CP; Nghị định 45/2020/NĐ-CP; Thông tư 87/2021/TT-BTC
Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị do ai có thẩm quyền ban hành?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV có quy định:
Quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính
....
9. Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công:
a) Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, quản lý sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công theo nội dung hướng dẫn tại Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này, làm căn cứ cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan thực hiện, Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi.
b) Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan và phải được công khai trong toàn cơ quan, phải gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ không có đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) để theo dõi, giám sát.
Theo đó thì quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan và phải được công khai trong toàn cơ quan.
Thông tư 17/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2024.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kho bạc Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?