Khối lượng kiến thức, thời gian, cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng năm 2022?
- Khối lượng chương trình và thời gian bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng?
- Cấu trúc chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng?
- Thực hiện biên soạn tài liệu thực hiện chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng thế nào?
Khối lượng chương trình và thời gian bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng?
Căn cứ Mục 1, Mục 2 Phần V Chương trình ban hành kèm Quyết định 1707/QĐ-BYT năm 2022 quy định về bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng như sau:
Thứ nhất: Khối lượng kiến thức của chương trình bồi dưỡng
- Chương trình gồm 15 chuyên đề lý thuyết, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa, được cấu trúc thành 2 phần:
+ Phần I kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung gồm 4 chuyên đề dạy-học.
+ Phần II kiến thức, kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp gồm 11 chuyên đề dạy-học; kiểm tra, đi thực tế và viết tiểu luận cuối khóa.
Thứ hai: Thời gian bồi dưỡng
Tổng số 200 tiết học.
Trong đó:
- Lý thuyết: 80 tiết
- Thực hành, thực tế, viết tiểu luận cuối khóa: 116 tiết
- Kiểm tra: 4 tiết
Như vậy, khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng được quy định như trên.
Cấu trúc chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng?
Căn cứ Mục 3 Phần V Chương trình ban hành kèm Quyết định 1707/QĐ-BYT năm 2022 về cấu trúc chương trình dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng như sau:
Như vậy, cấu trúc chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng được quy định như trên.
Khối lượng kiến thức, thời gian, cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng năm 2022?(Hình từ internet)
Thực hiện biên soạn tài liệu thực hiện chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng?
Căn cứ Mục 1 Phần VII Chương trình ban hành kèm Quyết định 1707/QĐ-BYT năm 2022 quy định biên soạn tài liệu thực hiện chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng như sau:
Thứ nhất: Đối với việc biên soạn tài liệu
- Tài liệu được biên soạn phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng đối với vị trị viên chức trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp:
- Nội dung tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh
nghiệm và kỹ năng thực hành, không trùng lặp:
- Tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao, phù hợp với thực tế;
- Các chuyên đề được xây dựng phải đảm bảo tính thiết thực; nội dung khoa học, phù hợp với trình độ người học và theo hướng mở, cập nhật về y tế dự phòng nói riêng và khoa học sức khỏe nói chung.
Thứ hai: Đối với việc dạy - học
- Đối với giảng viên
+ Giảng viên bồi dưỡng các chuyên đề của Chương trình này phải đạt tiêu chuẩn
giảng viên theo quy định tại Nghị định 50 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, ND 89/2002/NĐ-CP ngày 18/10/2021 và Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các qui định hiện hành;
+ Áp dụng phương pháp dạy học tích cực, giảng viên đưa ra nhiều bài tập tình huống, nếu các ví dụ sát thực tế và phù hợp với thực tiễn hoạt động chuyên môn của người học;
+ Trong các cuộc thảo luận trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý để phát huy kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của tất cả học viên:
định hướng và kiểu Mẫu để tội dung thảo luận bám sát mục tiêu học tập đã đề ra.
- Đối với nội dung kỹ năng, cần tăng cường trao đổi, thảo luận và giải quyết các tình huống sát thực tiễn công tác.
Đối với học viên
- Học viên phải tham gia thực hiện các hoạt động học tập tại lớp, tại cơ sở theo yêu cầu của giảng viên;
- Tham gia các hoạt động học tập theo kế hoạch, nếu nghỉ quá 20% thời lượng học lý thuyết, không đạt bài kiểm tra và tiểu luận cuối khóa sẽ không được cấp chứng chỉ.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV (điểm a, điểm b khoản 2 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BYT) về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng
"Điều 7. Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.02.04
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Y học dự phòng.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ y học dự phòng).”
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I)."
Như vậy, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng được quy định như trên.
Lê Mạnh Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bác sĩ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?