Không thể xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự đã chết thì Tòa án giải quyết như thế nào?
- Cá nhân đang tham gia tố tụng dân sự chết thì người thừa kế có phải tham gia tố tụng không?
- Cá nhân đang tham gia tố tụng dân sự chết thì Tòa án có tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được không?
- Trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Cá nhân đang tham gia tố tụng dân sự chết thì người thừa kế có phải tham gia tố tụng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
Theo đó, nếu đương sự chết khi đang tham gia tố tụng thì quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
Không thể xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự đã chết thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Cá nhân đang tham gia tố tụng dân sự chết thì Tòa án có tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;
đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, trường hợp đương sự là cá nhân đã chết mà chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ thì đây sẽ được xem là một trong những căn cứ để Tòa án được ra quyết định tạm đình giải quyết vụ án dân sự.
Trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Đối với trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của người thế chấp tài sản (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) chết căn cứ vào tiểu mục 1 Mục IV Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 hướng dẫn như sau:
1. Trong vụ án kinh doanh thương mại, sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì người thế chấp tài sản (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) chết. Nguyên đơn và Tòa án không xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tòa án căn cứ điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng nêu trên thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế của người đó tham gia tố tụng.
Trường hợp nguyên đơn và Tòa án không xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án áp dụng điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Đồng thời, Tòa án hướng dẫn nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (theo quy định tại chương XXV Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích (theo quy định tại chương XXVI Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Sau khi có kết quả giải quyết việc tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc có quyết định tuyên bố một người mất tích đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Theo đó, đối với trường hợp người thế chấp tài sản chết thì người thừa kế của người đó tham gia tố tụng căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trường hợp nguyên đơn và Tòa án không xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì tạm chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Đồng thời hướng dẫn nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích. đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Sau khi có kết quả giải quyết việc tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc có quyết định tuyên bố một người mất tích đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tố tụng dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?