Không xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 6 tháng từ ngày 15/04/2024?
Không xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 6 tháng từ ngày 15/04/2024?
Ngày 24/02, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 1/2024/TT-BNV tải về quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua khen thưởng 2022 và Nghị định 98/2023/NĐ-CP.
Tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 1/2024/TT-BNV quy định việc xét Danh hiệu Lao động tiên tiến trong một số trường hợp cụ thể như sau:
Quy định chung về thi đua, khen thưởng
...
5. Việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
a. Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
b. Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên thì thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
c. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định chung, trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có xếp loại trung bình, khá, giỏi...).
d. Đối với cá nhân chuyển công tác hoặc được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ (đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức) hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị mới (đối với cá nhân không phải là cán bộ, công chức, viên chức) thực hiện. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ.
Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 06 tháng.
Như vậy, theo quy định trên, không xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 06 tháng.
Không xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 6 tháng từ ngày 15/04/2024?
Có bao nhiêu hình thức tổ chức thi đua?
Tại Điều 2 Thông tư 1/2024/TT-BNV có quy định về hình thức tổ chức thi đua như sau:
Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau được chia theo khối thi đua, cụm thi đua.
...
2. Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chỉ phát động thi đua theo chuyên đề khi đã xác định rõ thời gian mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp cụ thể.
...
Theo quy định trên, có 02 hình thức tổ chức thi đua bao gồm:
- Thi đua thường xuyên;
- Thi đua theo chuyên đề.
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng hiện nay được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Luật Thi đua khen thưởng 2022 có nêu rõ nguyên tắc thi đua, khen thưởng như sau:
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;
b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Theo đó, việc thi đua, khen thưởng được thực hiện theo nguyên tắc trên.
Thông tư 1/2024/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2024.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lao động tiên tiến có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?