Kịch bản tổ chức cuộc họp thôn, tổ dân phố mới nhất theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP được quy định như thế nào?
Kịch bản tổ chức cuộc họp thôn, tổ dân phố mới nhất theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 59/2023/NĐ-CP có hướng dẫn kịch bản tổ chức cuộc họp thôn, tổ dân phố như sau:
Bước 1: Người chủ trì cuộc họp của cộng đồng dân cư tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; thông qua chương trình cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký cuộc họp. Thư ký cuộc họp được quyết định khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý.
Xem thẩm quyền chủ trì cuộc họp:
Căn cứ nội dung cụ thể của từng cuộc họp, người chủ trì hoặc người được phân công công bố các quyết định, văn bản liên quan theo chương trình cuộc họp.
Bước 2: Người tham dự cuộc họp thảo luận về những nội dung được người chủ trì hoặc người được phân công trình bày.
Đối với cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn:
Thì đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách người ứng cử do Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đã thống nhất với cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố và đề nghị đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp tự ứng cử hoặc đề cử người có đủ tiêu chuẩn điều kiện để tham gia bầu.
Kết thúc thảo luận, người chủ trì cuộc họp tổng hợp các ý kiến thảo luận, đề xuất những nội dung cần được biểu quyết và phương án biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín để người tham dự biểu quyết lựa chọn.
Phương án được lựa chọn khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý.
Bước 3: Biểu quyết đối với những nội dung đã được thảo luận
Đối với hình thức biểu quyết giơ tay, kết quả biểu quyết được kiểm đếm ngay tại thời điểm biểu quyết và được ghi vào biên bản cuộc họp.
Đối với hình thức biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, người chủ trì cuộc họp đề xuất số lượng và danh sách Ban kiểm phiếu từ 03 đến 05 người (gồm Trưởng ban và các thành viên) để đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
Ban kiểm phiếu được quyết định khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý.
Ban kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, cách ghi phiếu, bỏ phiếu và tiến hành phát phiếu.
Sau khi kết thúc bỏ phiếu, Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu (Trong quá trình kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu mời 02 đại hộ gia đình tham dự cuộc họp chứng kiến việc kiểm phiếu) và lập biên bản kiểm phiếu.
Trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp. Biên bản kiểm phiếu được lập thành 03 bản và gửi kèm theo Quyết định của cộng đồng dân cư đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và lưu tại thôn, tổ dân phố.
Bước 4: Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết đối với từng nội dung biểu quyết và kết luận cuộc họp.
Quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng các hình thức văn bản: nghị quyết, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư trong đó thể hiện rõ nội dung quyết định của cộng đồng dân cư bao gồm:
- Thời gian cộng đồng dân cư bàn và quyết định;
- Tổng số hộ gia đình thuộc cộng đồng dân cư; số người đại diện hộ gia đình có mặt; số hộ gia đình không có người đại diện tham dự;
- Nội dung cộng đồng dân cư bàn;
- Hình thức cộng đồng dân cư quyết định;
- Kết quả biểu quyết tại cuộc họp hoặc tổng hợp phiếu lấy ý kiến, kết quả biểu quyết trực tuyến của hộ gia đình;
- Nội dung quyết định của cộng đồng dân cư;
- Chữ ký của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và 02 đại diện của các hộ gia đình.
Trường hợp cuộc họp bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì người trúng cử ra mắt cuộc họp. Nếu không xác định được người trúng cử thì nêu rõ lý do không bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong biên bản cuộc họp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc tổ chức bầu lại.
Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ cuộc họp, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
Kịch bản tổ chức cuộc họp thôn, tổ dân phố mới nhất theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài liệu cuộc họp nào phải được gửi đến từng hộ gia đình, cá nhân liên quan trước khi cuộc họp cộng đồng dân cư diễn ra?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 59/2023/NĐ-CP có nêu rõ như sau:
Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để Nhân dân bàn và quyết định
...
4. Tài liệu cuộc họp để cộng đồng dân cư bàn và quyết định phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức cuộc họp. Đối với các nội dung thuộc khoản 1, 2, 3 Điều 15 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tài liệu phục vụ cuộc họp phải được gửi đến từng hộ gia đình, cá nhân liên quan ít nhất 02 ngày trước khi cuộc họp diễn ra bằng hình thức trực tiếp hoặc qua ứng dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật do thôn, tổ dân phố thống nhất thiết lập.
Theo như quy định trên, đối với các nội dung bao gồm:
- Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.
- Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.
- Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
Theo đó, các tài liệu trên phải được gửi đến từng hộ gia đình, cá nhân liên quan ít nhất 02 ngày trước khi cuộc họp diễn ra
Thông tin về cuộc họp thôn, tổ dân phố được thể hiện dưới hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 59/2023/NĐ-CP có nêu rõ như sau:
Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để Nhân dân bàn và quyết định
...
3. Thông tin về cuộc họp của cộng đồng dân cư (theo Mẫu số 01 kèm Nghị định này) phải được thông báo đến thành phần tham dự ít nhất 02 ngày trước khi tổ chức cuộc họp bằng một trong các hình thức sau: Giấy mời, thông báo trực tiếp đến từng hộ gia đình, qua hệ thống truyền thanh của thôn, tổ dân phố, điện thoại, các ứng dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật do thôn, tổ dân phố thống nhất thiết lập và được niêm yết công khai tại nhà văn hóa, các điểm sinh hoạt cộng đồng của cụm, thôn, tổ dân phố.
Theo như quy định trên, thông tin về cuộc họp thôn, tổ dân phố được thể hiện dưới hình thức giấy mời, thông báo trực tiếp đến từng hộ gia đình, qua hệ thống truyền thanh của thôn, tổ dân phố, điện thoại, các ứng dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật do thôn, tổ dân phố thống nhất thiết lập và được niêm yết công khai tại nhà văn hóa, các điểm sinh hoạt cộng đồng của cụm, thôn, tổ dân phố.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ dân phố có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?