Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới?

Cho hỏi có phải Chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán để phát triển kinh tế xã hội không? Câu hỏi của bạn An đến từ Huế.

Đánh giá tình hình kinh tế xã hội trong 10 tháng đầu năm 2022 như thế nào?

Theo như Mục I Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2022 đã có những nhận định, đánh giá về tình hình kinh tế xã hội của nước ta trong 10 tháng đầu năm 2022 như sau:

- Trong tháng 10, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, ngày càng phức tạp; các yếu tố rủi ro gia tăng cả về mức độ, phạm vi, tính chất trên quy mô toàn cầu; lạm phát, lãi suất tăng, đồng USD tăng giá dẫn đến nhiều đồng tiền chủ chốt khác mất giá, suy giảm tăng trưởng và nguy cơ suy thoái kinh tế rõ nét hơn.

- Nền kinh tế nước ta có độ mở cao và khả năng chống chịu trước các cú sốc bên ngoài có hạn; vì vậy, công tác chỉ đạo, điều hành tiếp tục được tập trung cao độ, nỗ lực ứng phó kịp thời với những biến động của tình hình quốc tế, trong nước; vừa xử lý những nhiệm vụ, công việc thường xuyên ngày càng nhiều, áp lực lớn; vừa giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn.

- Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan nhà nước, sự chung sức của toàn thể Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế thì tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2022 tiếp tục phục hồi tích cực và đạt được những kết quả quan trọng.

- Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá cơ bản giữ được ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng tăng 2,89%. Thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 103,7% dự toán, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ, xuất siêu ước đạt 9,4 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều thách thức. Sức ép lạm phát lớn; giá nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; xảy ra tình trạng thiếu hụt cục bộ nguồn cung xăng dầu. Giải ngân vốn đầu tư công và triển khai một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác lập quy hoạch còn chậm. Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng.

Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới?

Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới?

Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục I Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2022 đã đề cập đến những nội dung, nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới:

- Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác, trong đó, điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình, có biện pháp can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết theo quy định, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ và hệ thống các tổ chức tín dụng; có giải pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ, ngăn chặn tình trạng đô la hoá và vàng hoá trong nền kinh tế.

- Cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Kịp thời nắm tình hình, có giải pháp phù hợp hỗ trợ, chỉ đạo các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu vốn cho thương nhân nhập khẩu xăng dầu, than, góp phần tháo gỡ khó khăn, bảo đảm an ninh năng lượng.

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, củng cố niềm tin thị trường, tâm lý của nhà đầu tư, người dân và doanh nghiệp.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán.

Bộ Tài chính phải có giải pháp xử lý các khó khăn liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2022 đã đề cập đến những nội dung, nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện trong thời gian tới như sau:

- Tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 65/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp, báo cáo Chính phủ để sửa đổi (nếu cần thiết). Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo xử lý.

- Có giải pháp xử lý kịp thời các khó khăn trong ngắn hạn liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả, bền vững trong trung hạn, dài hạn; sớm báo cáo đánh giá từng loại trái phiếu, việc đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong Quý IV/2022 và năm 2023, đề xuất giải pháp xử lý chủ động, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình.

- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc điều chỉnh ngay các chi phí liên quan trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu (chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, chi phí bảo hiểm, chi phí kinh doanh định mức...) cho phù hợp và sát với tình hình thực tế; xác định cơ sở pháp lý và thẩm quyền để đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định (nếu có).

Theo đó, Bộ Tài chính phải có giải pháp xử lý kịp thời về các khó khăn trong ngắn hạn liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, bền vững trung hạn, dài hạn để góp phần ổn định và phát triển tình hình kinh tế xã hội.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bất động sản

Lê Nhựt Hào

Bất động sản
Chứng khoán
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bất động sản có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bất động sản Chứng khoán
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được cho người khác thuê lại tài sản là bất động sản không? Người cho thuê lại tài sản là bất động sản quy mô nhỏ có phải thành lập doanh nghiệp?
Pháp luật
Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam là ngày mấy? Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam có phải là ngày lễ lớn không?
Pháp luật
Công ty bất động sản là gì? Tải mẫu quy trình làm việc công ty bất động sản chuẩn nhất hiện nay?
Pháp luật
Cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản có trách nhiệm gì trong việc thu thập thông tin, dữ liệu?
Pháp luật
Công ty đại chúng là gì? Cần đáp ứng những điều kiện nào để trở thành công ty đại chúng theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Khi nào được xem là tồn kho bất động sản? Dữ liệu về tồn kho bất động sản trên cả nước được tổng hợp từ đâu?
Pháp luật
Tổng chi phí phát triển của bất động sản là gì? Tổng chi phí phát triển của bất động sản gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về kết quả hoạt động quản lý bất động sản mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tồn kho bất động sản là gì? Thông tin, dữ liệu về tình hình giao dịch bất động sản của dự án được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị rút chứng khoán là mẫu nào? Rút chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng được thực hiện như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào