Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Thống kê về xử lý vi phạm hành chính nhằm mục đích gì?
Thực hiện kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định việc kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
- Kế hoạch kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Bộ Tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành để theo dõi, phối hợp và tổ chức thực hiện.
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì theo dõi, tổng hợp kế hoạch kiểm tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước bảo đảm nguyên tắc không quá 01 lần kiểm tra trong 01 năm đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.
- Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các kế hoạch kiểm tra bị trùng lặp, chồng chéo.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Việc kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về vi phạm hành chính.
Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Thống kê về xử lý vi phạm hành chính nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như
- Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính và báo cáo về tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, được thực hiện định kỳ hằng năm.
- Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các nội dung sau đây:
+Nhận xét, đánh giá chung về tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính;
+ Số lượng vụ vi phạm bị phát hiện, xử phạt; đối tượng bị xử phạt; việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; các loại hành vi vi phạm phổ biến;
+ Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Tổng số quyết định xử phạt; tổng số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính; số giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn; số vụ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; số lượng quyết định xử phạt đã thi hành xong; số lượng quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền; số lượng quyết định phải cưỡng chế thi hành; số lượng quyết định bị khiếu nại, khởi kiện;
+ Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở;
+ Số lượng hồ sơ có dấu hiệu tội phạm được chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Số lượng hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến để xử phạt vi phạm hành chính;
+ Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị, đề xuất.
- Báo cáo về tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính bao gồm các nội dung sau đây:
+ Nhận xét, đánh giá chung về tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số vụ bị khiếu nại, khởi kiện;
+ Nhận xét, đánh giá chung về tình hình xem xét, quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình và giáo dục dựa vào cộng đồng;
+ Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; số lượng quyết định tạm đình chỉ thi hành;
+ Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; số lượng quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định;
+ Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số lượng quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định;
+ Số lượng đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
+ Số lượng đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
+ Khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị.
- Thời gian chốt số liệu báo cáo thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Mục đích của việc thống kê về xử lý vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thống kê về xử lý vi phạm hành chính
1. Thống kê về xử lý vi phạm hành chính là cơ sở để đánh giá tình hình, dự báo xu hướng vi phạm pháp luật hành chính, đề xuất giải pháp khắc phục, hoàn thiện chính sách, pháp luật, phục vụ quản lý nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thông tin thống kê về xử lý vi phạm hành chính được thu thập theo quy định của pháp luật về thống kê.
Như vậy theo quy định trên việc thống kê về xử lý vi phạm hành chính nhằm mục đích đánh giá tình hình, dự báo xu hướng vi phạm pháp luật hành chính, đề xuất giải pháp khắc phục, hoàn thiện chính sách, pháp luật, phục vụ quản lý nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?