Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra lấy từ đâu? Chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên được quy định thế nào?
Cơ quan thanh tra thực hiện những công việc gì?
Căn cứ theo nội dung tại khoản 17 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
17. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm cơ quan thanh tra và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Đồng thời, căn cứ khoản 18 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 về cơ quan thanh tra:
Giải thích từ ngữ
...
18. Cơ quan thanh tra là cơ quan được thành lập theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Từ những quy định trên có thể hiểu, cơ quan thanh tra là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
Cơ quan thanh tra sẽ thực hiện những công việc sau:
- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra lấy từ đâu? Chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên được quy định thế nào?
Cơ quan thanh tra có những chức năng gì?
Điều 5 Luật Thanh tra 2022 có quy đinh về chức năng của cơ quan thanh tra như sau:
Chức năng của cơ quan thanh tra
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chức năng của cơ quan thanh tra bao gồm:
- Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra sẽ thực hiện 02 chức năng chính nêu trên.
Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra lấy từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Thanh tra 2022, khoản 2 Điều 112 Luật Thanh tra 2022 và khoản 3 Điều 112 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra; chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên
1. Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Việc quản lý, cấp và sử dụng ngân sách của cơ quan thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.
Như vậy, theo quy định trên, kinh phí hoạt động chủ yếu của cơ quan thanh tra được lấy từ ngân sách nhà nước.
Khi cần hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra, cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên ra sao?
Chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên được đề cập tại khoản 4 Điều 112 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra; chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên
...
4. Chế độ, chính sách, phụ cấp và chế độ đặc thù đối với Thanh tra viên do Chính phủ quy định.
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định về chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên tại Điều 19 Nghị định 97/2011/NĐ-CP về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra như sau:
Chế độ, chính sách đối với thanh tra viên
1. Thanh tra viên là công chức được hưởng các quyền lợi như cán bộ, công chức khác theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; được hưởng lương, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra và các chế độ, chính sách đặc thù khác theo quy định của pháp luật.
2 Thanh tra viên là sỹ quan trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được hưởng chế độ theo quy định đối với lực lượng vũ trang và chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra.
Từ những cơ sơ nêu trên, chế độ, chính sách đối với thanh tra viên được xác định:
- Đối với thanh tra viên là công chức:
+ Hưởng các quyền lợi như cán bộ, công chức kháctheo quy định của Luật Cán bộ, công chức;
+ Hưởng lương, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra;
+ Hưởng các chế độ, chính sách đặc thù.
- Đối với thanh tra viên là sỹ quan trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân:
+ Hưởng chế độ theo quy định đối với lực lượng vũ trang;
+ Hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 01/07/2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?