Kinh phí tiết kiệm được từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công đến hết ngày 31/01/2022 có phải nộp trả ngân sách nhà nước?
- Kinh phí tiết kiệm được từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công đến hết ngày 31/01/2022 có phải nộp trả NSNN?
- Quy định về việc xử lý số kinh phí dư đối với ban quản lý dự án đầu tư công lĩnh vực xây dựng chuyên ngành?
- Việc quyết toán đối với chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư công được thực hiện khi nào?
Kinh phí tiết kiệm được từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công đến hết ngày 31/01/2022 có phải nộp trả NSNN?
Trước đây tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 108/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Xử lý chuyển tiếp
...
2. Xử lý số dư kinh phí:
a) Đối với chủ đầu tư do người quyết định đầu tư giao, BQLDA đầu tư xây dựng một dự án do chủ đầu tư quyết định thành lập (trừ trường hợp người quyết định đầu tư giao BQLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, BQLDA đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư):
Đối với kinh phí của nhiệm vụ chi đã được phê duyệt trong dự toán năm 2021 nhưng chưa thực hiện trong năm, hoặc đang thực hiện dở dang mà phải chuyển sang thực hiện năm 2022, đơn vị phải xác định và chịu trách nhiệm về số kinh phí tương ứng với nhiệm vụ chi chưa thực hiện hoặc thực hiện dở dang để chuyển năm 2022 để tiếp tục thực hiện và được ghi cụ thể trong dự toán thu, chi năm 2022.
Đối với số kinh phí tiết kiệm được đến hết ngày 31/01/2021 chưa sử dụng hết: Nộp trả ngân sách nhà nước và hạch toán điều chỉnh giảm số vốn đã giải ngân của từng dự án tương ứng.
Tuy nhiên ngày 17 tháng 11 năm 2022 Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 12066/BTC-ĐT năm 2022 đính chính quy định về việc xử lý số kinh phí tiết kiệm được.
Cụ thể, đính chính điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 108/2021/TT-BTC thành “Đối với số kinh phí tiết kiệm được đến hết ngày 31/01/2022 chưa sử dụng hết: Nộp trả ngân sách nhà nước và hạch toán điều chỉnh giảm số vốn đã giải ngân của từng dự án tương ứng."
Theo đó, nếu như quy định trước đây có lỗi kỹ thuật ở đoạn quy định về thời gian chỉ đến hết ngày 31/01/2021, thì văn bản đính chính đã sửa nội dung này thành hết ngày 31/01/2022.
Tóm lại, đối với khoản kinh phí tiết kiệm được từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công đến hết ngày 31/01/2022 (trừ trường hợp người quyết định đầu tư giao BQLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, BQLDA đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư) các chủ thể liên quan phải nộp trả lại cho ngân sách nhà nước.
Kinh phí tiết kiệm được từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công đến hết ngày 31/01/2022 có phải nộp trả ngân sách nhà nước?
Quy định về việc xử lý số kinh phí dư đối với ban quản lý dự án đầu tư công lĩnh vực xây dựng chuyên ngành?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 108/2021/TT-BTC có quy định về việc sử lý số kinh phí dư đối với BQLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, BQLDA đầu tư xây dựng khu vực như sau:
- Đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên đã được phê duyệt trong dự toán năm 2021 nhưng chưa thực hiện trong năm, hoặc đang thực hiện dở dang mà phải chuyển sang thực hiện năm 2022, đơn vị phải xác định và chịu trách nhiệm về số kinh phí tương ứng với nhiệm vụ chi chưa thực hiện hoặc thực hiện dở dang để chuyển năm 2022 để tiếp tục thực hiện và được ghi cụ thể trong dự toán thu, chi năm 2022.
- Đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên: Khi điều chỉnh các nhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành
- Đối với số dư các quỹ: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn.
Việc quyết toán đối với chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư công được thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Thông tư 108/2021/TT-BTC có như sau:
Sử dụng các khoản thu
...
6. Quyết toán:
a) Đối với chủ đầu tư, BQLDA quản lý 01 dự án: Khi dự án được giao quản lý hoàn thành, chủ đầu tư, BQLDA lập báo cáo quyết toán chi phí quản lý dự án kèm theo chứng từ chi tiêu cùng hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành gửi cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán xem xét các chứng từ chi tiêu đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập để báo cáo người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư phê duyệt chung trong quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành.
b) Đối với chủ đầu tư, BQLDA trực tiếp quản lý từ 02 dự án trở lên: Khi từng dự án được giao quản lý hoàn thành, chi phí quản lý dự án được quyết toán là tổng hợp các giá trị quyết toán chi quản lý dự án phân bổ hằng năm đã được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt (nếu có) của từng dự án.
c) Các chi phí (chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác do chủ đầu tư, BQLDA tự thực hiện) của dự án do chủ đầu tư, BQLDA được giao quản lý: Được quyết toán tối đa không vượt giá trị được duyệt (hoặc điều chỉnh) trong tổng mức đầu tư (hoặc dự toán) của dự án.
Như vậy, đối với chủ đầu tư, BQLDA đầu tư công sẽ được quyết toán theo quy định về thời điểm nêu trên. Trình tự, thủ tục quyết toán còn tùy các chủ thể này được giao quản lý bao nhiêu dự án mà có sự khác nhau về thời điểm và điều kiện quyết toán.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án đầu tư công có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?