Lãi suất cho vay hiện nay? Bổ sung hình thức hợp đồng điện tử khi thành lập thỏa thuận cho vay năm 2022? (Dự kiến)?
Cho vay là gì? Tổ chức tín dụng cho vay là những tổ chức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về giải thích từ ngữ theo đó cho vay được hiểu như sau:
- Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:
+ Ngân hàng thương mại;
+ Ngân hàng hợp tác xã;
+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
+ Tổ chức tài chính vi mô;
+ Quỹ tín dụng nhân dân;
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
+ Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.
Lãi suất cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay theo đó:
- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
+ Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
+ Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;
+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
- Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
- Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
- Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.
Lãi suất cho vay hiện nay? Bổ sung hình thức hợp đồng điện tử khi thành lập thỏa thuận cho vay năm 2022? (Dự kiến)?
Bổ sung hình thức hợp đồng điện tử khi thành lập thỏa thuận cho vay?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN bổ sung hình thức hợp đồng điện tử khi thành lập thỏa thuận cho vay như sau:
“8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm b khoản 4 Điều 23 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản (bao gồm cả hợp đồng điện tử), trong đó tối thiểu có các nội dung sau:”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau:
“b) Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi giao kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin”.”
Như vậy, hình thức hợp đồng điện tử được Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN bổ sung hình thức đối với hợp đồng vay tín dụng.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN: Tại đây.
Phạm Văn Quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cho vay có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?