Làm sao biết công ty cũ đã chốt sổ bảo hiểm xã hội hay chưa? Công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì có thể khiếu nại hay không?
Làm sao biết công ty cũ đã chốt sổ BHXH hay chưa?
Cách 1: Xem trên tời rời cơ quan BHXH cung cấp
Nếu sổ bảo hiểm xã hội đã chốt thì trên tờ rơi có dòng chữ: Tổng thời gian tham gia BHXH là …năm
Cách 2: Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 1: Chọn Tra cứu -> Chọn tiếp tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm
Bước 2: Người tra cứu thực hiện nhập thông tin vào các ô
Trong đó:
Chọn chính xác tên và tỉnh thành nơi cơ quan bảo hiểm mà người cần tra cứu tham gia trong các thanh tùy chọn. Nhập khoảng thời gian tương ứng mà bạn tham gia BH tại cơ quan đó, hoặc toàn bộ thời gian từ khi bắt đầu tham gia BHXH cho đến hiện tại.
Phần thông tin cá nhân, hãy điền đầy đủ Số CMND, họ tên của người cần tra cứu, tên viết có dấu hay không có dấu, hãy kích vào tùy chọn ngay bên dưới. Nhập chính xác Mã số BHXH trong ô tương ứng.
Nhập chính xác số điện thoại mà bạn có thể nhận tin nhắn để nhận mã số OTP của dịch vụ Chăm sóc khách hàng BHXH.
Bước 3: Tích chọn ô “tôi không phải người máy” để xác minh thông tin, sau đó kích chuột vào ô “Lấy mã OTP”. Mã xác thực sẽ được gửi đến số điện thoại bạn đăng ký.
Khi thông tin được điền đầy đủ, hệ thống sẽ tự động xuất hiện thêm phần Nhập mã OTP
Bước 4: Nhập mã OTP và Tra cứu:
Khi thông tin được điền đầy đủ, hệ thống sẽ tự động xuất hiện thêm phần Nhập mã OTP
Điền mã số xác nhận OTP trong tin nhắn nhận được vào ô “ Nhập mã OTP” (trong thời gian 240s từ khi nhận được tin nhắn), kích chọn nút “Tra cứu” để bắt đầu quá trình tra cứu.
Cách 3: Tra cứu qua ứng dụng VssID
Trên ứng dụng VSSID sẽ có đầy đủ quá trình tham gia BHXH theo tháng để người lao động theo dõi chi tiết được tình hình đóng bảo hiểm hiểm của mình đang thực hiện như thế nào
Làm sao biết công ty cũ đã chốt sổ bảo hiểm xã hội hay chưa? Công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì có thể khiếu nại hay không? (Hình từ Internet)
Công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì có thể khiếu nại hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp công ty cũ không chốt sổ như quy định thì căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về vấn đề khiếu nại khi công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:
Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó, đầu tiên người lao động cần liên hệ với công ty cũ yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội. Nếu không được giải quyết, người lao động có thể khiếu nại đến các chủ thể có thẩm quyền (Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đơn vị đặt trụ sở chính) để giải quyết quyền lợi của mình.
Có thể kiện công ty cũ vì không chốt sổ bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:
a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;
b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.
4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Như vậy, hiện nay pháp luật cho phép người lao động được quyền khởi kiện tại tòa để giải quyết việc công ty cũ vì không chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sổ bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?