Lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Kon Tum 2024 thế nào? Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Kon Tum thi bao nhiêu môn?
Lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Kon Tum 2024 thế nào?
Ngày 02 tháng 4 năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum đã có Kế hoạch 52/KH-SGDĐT tải về việc tuyển sinh các cấp học mầm non, phổ thông năm học 2024-2025.
Theo đó, lịch thi vào lớp 10 THPT và các môn thi trong kỳ tuyển sinh THPT tỉnh Kon Tum 2024 như sau:
- Lịch thi vào lớp 10 THPT từ ngày 04/6 - 06/6 năm 2024: Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (hoàn thành tuyển sinh 18/6/2024)
- Lịch thi vào lớp 10 THPT từ ngày 04/6 - 05/6 năm 2024:
+ Tuyển sinh vào lớp 10 bằng hình thức kết hợp xét tuyển với thi tuyển đối với Trường THCS và THPT Liên Việt Kon Tum và các trường còn lại;
+ Tuyển sinh vào lớp 10 bằng hình thức kết hợp xét tuyển với thi tuyển đối với việc tuyển sinh vào lớp 10 Trường phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh và các Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện và Phân hiệu Trường PTDTNT tỉnh tại Ia H'Drai...
Lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Kon Tum 2024 thế nào? Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Kon Tum thi bao nhiêu môn? (Hình từ Internet)
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Kon Tum thi bao nhiêu môn?
Theo Kế hoạch 52/KH-SGDĐT thì kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Kon Tum tổ chức thi các môn như sau:
(1) Đối với tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Tất Thành:
- Đối với môn chung:
+ Môn Toán và Ngữ văn: Tự luận, thời gian: 120 phút;
+ Môn Tiếng Anh: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận, thời gian: 60phút.
- Đối với môn chuyên: Tự luận.
+ Riêng môn Tiếng Anh: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận;
+ Môn Tin học: Lập trình trên máy tính, thời gian 150 phút
(2) Trường THCS và THPT Liên Việt Kon Tum và các trường còn lại
- Môn Toán và Ngữ văn: Tự luận, thời gian 120phút;
- Môn Tiếng Anh: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận, thời gian 60 phút.
(3) Trường phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh, các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và Phân hiệu Trường PTDTNT Tỉnh tại Ia H'Drai: Thi môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.
Hồ sơ nhập học lớp 10 gồm có những giấy tờ gì? Thủ tục nhập học ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Hồ sơ tuyển sinh
1. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
2. Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học bạ cấp trung học cơ sở.
4. Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
5. Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
Theo như quy định trên, hồ sơ nhập học lớp 10 bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Học bạ cấp trung học cơ sở.
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
- Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng trường.
Đồng thời tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Tuy nhiên, thủ tục nhập học lớp 10 cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xem kết quả cũng như điểm chuẩn và điểm thi tại các trường THPT mà mình đăng ký nguyện vọng.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nhập học. (Lưu ý: chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước ngày làm thủ tục nhập học ít nhất 1 tuần)
Bước 4: Phụ huynh, học sinh tiến hành làm thủ tục nhập học tại trường theo danh sách trúng tuyển.
Bước 5: Nhận lớp, nhận giáo viên chủ nhiệm và chuẩn bị các công tác cho năm học mới.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tuyển sinh lớp 10 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?
- Đề xuất chụp ảnh người thi chứng chỉ ngoại ngữ theo năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam để chống thi hộ, thi thay thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả công tác năm dành cho công chức, viên chức, người lao động của BGDĐT chuẩn Quyết định 3086?
- Lịch thi ĐGNL Đại học Sư phạm 2025? Thi đánh giá năng lực Sư phạm Hà Nội 2025 vào ngày nào?