Lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 thế nào? Mẫu lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?

Lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 thế nào? Mẫu lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao? - Câu hỏi của anh T.K (Bình Dương)

Lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 thế nào? Mẫu lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?

Xem thêm: Mẫu nhận xét học sinh tiểu học theo Thông tư 27

Xem thêm: Mẫu nhận xét môn Khoa học lớp 4 theo thông tư 27

Xem thêm: Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 20

Dưới đây là mẫu lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 theo Thông tư 27 cho quý thầy/cô tham khảo:

• Em nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự nhiên và môi trường sống do con người tạo ra.

• Em nhận biết được sở thích, khả năng của bản thân đối với các hoạt động kỹ thuật, công nghệ đơn giản.

• Em trình bày được quy trình làm một số sản phẩm thủ công kỹ thuật đơn giản.

• Em thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt, có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ.

• Em biết phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản.

• Em thực hiện được một số thao tác kỹ thuật đơn giản với các dụng cụ kỹ thuật.

• Em tiếp thu bài tốt, hăng hái phát biểu.

• Em nắm vững nội dung, kiến thức, trả lời đúng câu hỏi của bài học.

• Em thực hiện được một số công việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong gia đình.

• Em thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt, kỹ năng lắng nghe và diễn đạt tốt.

• Em bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ cùng chức năng.

• Em nhận thức được: muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là quá trình sáng tạo.

• Em thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt, thảo luận nhóm tốt.

• Em nêu được ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu thông dụng theo gợi ý, hướng dẫn.

• Em luôn tích cực hoàn thành sản phẩm công nghệ.

• Em hoàn thành sản phẩm đúng quy định.

• Em luôn tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm.

• Em thực hiện tốt các thao tác khi thực hành sản phẩm.

• Em tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài.

• Em biết phối hợp các bài học để tạo nên sản phẩm mới.

• Em biết cách trồng và chăm sóc rau, hoa.

• Em biết lựa chọn vật liệu, dụng cụ trồng cây.

• Em biết cách tự trình bày sản phẩm, có tính thẩm mỹ.

• Em khéo tay, có nhiều sáng tạo trong trang trí.

• Em có tính tỉ mỉ, cẩn thận khi thực hành.

• Em thực hành nhanh, thành thạo, sản phẩm đẹp.

• Em nêu đúng lợi ích của cây rau, hoa, chăm sóc tốt cây rau, hoa.

• Em vận dụng tốt kiến thức vào chăm sóc cây.

• Em tham gia thảo luận tích cực cùng các bạn tìm hiểu bài học.

• Em hoàn thành tốt nội dung môn học.

• Em nắm vững quy trình, trang trí sản phẩm sáng tạo.

• Em nhanh nhẹn thao tác lắp ghép các sản phẩm đúng kỹ thuật.

• Em chăm chỉ thực hành sản phẩm nhưng cần cẩn thận hơn khi thao tác.

• Em có chú ý quan sát, nhận xét đúng quy trình.

• Em biết vận dụng kiến thức vào thực hành.

Trên đây là mẫu lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 theo Thông tư 27.

Lời nhận xét môn Công nghệ lớp 4 thế nào? Mẫu lời nhận xét môn Công nghệ lớp 4 theo Thông tư 27 ra sao?

Lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 thế nào? Mẫu lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?

Xếp loại học sinh lớp 3 năm học 2023-2024 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, Điều 13 Quy định kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định các xếp loại cuối năm đối với học sinh lớp 3 năm học 2022-2023 như sau:

Hoàn thành xuất sắc

- Tiêu chí: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên

- khen thưởng: Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc.

Hoàn thành tốt:

- Tiêu chí: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên

- Khen thưởng: Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.

Hoàn thành:

Tiêu chí: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên.

Chưa hoàn thành:

Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

Cách ghi học bạ tiểu học chi tiết theo Thông tư 27?

Căn cứ nội dung tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của học sinh. Khi ghi Học bạ, giáo viên cần nghiên cứu kỹ Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Theo đó, cách ghi học bạ được hướng dẫn thực hiện như sau:

(1) Trang 3, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.

(2) Mục "1. Các môn học và hoạt động giáo dục"

- Trong cột "Mức đạt được": Ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt"; H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

- Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn học có Bài kiểm tra định kỳ: ghi điểm số của bài kiểm tra cuối năm học; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

- Trong cột "Nhận xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kỹ năng chưa hoàn thành trong từng môn học, hoạt động giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ (nếu có).

(3) Mục "2. Những phẩm chất chủ yếu" và mục "3. Những năng lực cốt lõi"

- Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng nội dung đánh giá về phẩm chất, năng lực: ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức “Tốt”, Đ nếu học sinh đạt mức “Đạt” hoặc C nếu học sinh ở mức “Cần cố gắng”.

- Trong cột “Nhận xét” tương ứng với nội dung đánh giá về phẩm chất: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất chủ yếu của học sinh.

Ví dụ: Đi học đầy đủ, đúng giờ; mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; biết giữ lời hứa; tôn trọng và biết giúp đỡ mọi người;...

- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với nội dung đánh giá về năng lực: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh.

Ví dụ: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; chủ động, phối hợp trong học tập; có khả năng tự học; ...; sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong cuộc sống và học tập, biết tư duy, lập luận và giải quyết được một số vấn đề toán học quen thuộc;...

(4) Mục "4. Đánh giá kết quả giáo dục"

Ghi một trong bốn mức: “Hoàn thành xuất sắc”; “Hoàn thành tốt”; “Hoàn thành” hoặc “Chưa hoàn thành”.

(5) Mục "5. Khen thưởng"

Ghi những thành tích mà học sinh được khen thưởng trong năm học.

Ví dụ: Đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc; Đạt danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện; Đạt giải Nhì hội giao lưu An toàn giao thông cấp huyện;...

(6) Mục “6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học

Ghi Hoàn thành chương trình lớp ......../chương trình tiểu học hoặc Chưa hoàn thành chương trình lớp ......./chương trình tiểu học; Được lên lớp hoặc Chưa được lên lớp.

Ví dụ:

- Hoàn thành chương trình lớp 3; Được lên lớp 4.

- Hoàn thành chương trình tiểu học.

Học bạ được nhà trường bảo quản và trả lại cho học sinh khi học sinh chuyển trường học xong chương trình tiểu học.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mẫu nhận xét môn học

Nguyễn Thị Thu Yến

Mẫu nhận xét môn học
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mẫu nhận xét môn học có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mẫu nhận xét môn học
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 2 giữa học kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 27?
Pháp luật
Lời nhận xét môn Tự nhiên xã hội lớp 2 giữa học kì 1 2024 2025? Lời nhận xét môn Tự nhiên xã hội lớp 2 theo Thông tư 27?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 2 theo Thông tư 27 dành cho giáo viên tham khảo học kỳ 2 năm học 2023-2024 ra sao?
Pháp luật
Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 1 giữa học kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 1 theo Thông tư 27?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn âm nhạc lớp 3 theo Thông tư 27 thế nào? Cách ghi lời nhận xét học sinh tiểu học môn âm nhạc?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn giáo dục thể chất theo Thông tư 27 thế nào? Cách ghi nhận xét môn giáo dục thể chất lớp 1 theo Thông tư 27 ra sao?
Pháp luật
Nhận xét môn tiếng việt lớp 5 theo Thông tư 22 ra sao? Cách ghi nhận xét môn tiếng việt theo Thông tư 22 lớp 5 thế nào?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn toán lớp 5 theo thông tư 22 ra sao? Hướng dẫn nhận xét môn toán lớp 5 theo thông tư 22?
Pháp luật
Lời nhận xét môn Ngữ văn THCS theo Thông tư 22 thế nào? Hướng dẫn nhận xét học bạ THCS môn ngữ văn ra sao?
Pháp luật
Lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 thế nào? Mẫu lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào