Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào?

Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào?

Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào?

Căn cứ theo Điều 85 Luật Đường bộ 2024 có nêu rõ hiệu lực thi hành của Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Điểm a và điểm b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50, khoản 1 Điều 84 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.
3. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 44/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 86 của Luật này.

Theo đó, Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

*Lưu ý: Điểm a và điểm b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50, khoản 1 Điều 84 Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.

Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào?

Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào? (Hình từ Internet)

Quy hoạch mạng lưới đường bộ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Đường bộ 2024 có nêu rõ như sau:

Quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ
1. Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:
a) Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;
c) Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:
a) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;
b) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;
c) Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Quy hoạch quy định tại Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;
b) Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.
6. Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ.

Theo đó, Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:

- Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;

- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật đường bộ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Đường bộ 2024 có nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật đường bộ bao gồm:

- Phá hoại kết cấu hạ tầng đường bộ; khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ trái quy định của pháp luật.

- Đấu nối trái phép vào đường chính, đường nhánh; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

- Lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.

- Lắp đặt, tháo dỡ, di chuyển, điều chỉnh, che khuất báo hiệu đường bộ trái quy định của pháp luật; gắn, treo, lắp vào báo hiệu đường bộ nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của báo hiệu đường bộ hoặc làm sai lệch báo hiệu đường bộ.

- Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh không đúng giấy phép.

- Lập điểm đón, trả khách, bốc dỡ hàng hóa trái quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật đường bộ

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

Luật đường bộ
Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luật đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật đường bộ Văn bản quy phạm pháp luật
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào?
Pháp luật
5 dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua trong tháng 10/2024 tại kỳ họp thứ 8 theo trình tự, thủ tục rút gọn?
Pháp luật
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Chủ tịch nước ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Chủ tịch nước như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Văn bản được ban hành với mục đích gì?
Pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay bao gồm những văn bản nào?
Pháp luật
Tổng hợp tất cả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu còn hiệu lực năm 2022?
Pháp luật
Áp dụng pháp luật là gì theo quy định hiện hành? Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Thuộc tính pháp luật là gì? Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là khi nào? Một văn bản quy phạm pháp luật có thể có hiệu lực về trước không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào