Lương cơ bản là gì? Mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ tháng 7/2024 là bao nhiêu?
Lương cơ bản là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có bất kỳ quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lương cơ bản.
Thuật ngữ lương cơ bản được nhắn đến rất nhiều trong đời sống, nhất là những khi tìm việc làm hoặc trao đổi với bạn bè, chúng ta sẽ thường gặp những câu hỏi như “lương cơ bản của công việc này là bao nhiêu?”.
Theo đó, chúng ta có thể hiểu rằng lương cơ bản là thuật ngữ được dùng để mô tả mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm việc tại một vị trí nào đó, phụ thuộc vào trình độ, yêu cầu năng lực của người lao động.
Ngoài ra, lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản tiền phụ cấp, hỗ trợ của người sử dụng lao động dành cho người lao động.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức, viên chức mới nhất hiện nay Tải
Lương cơ bản là gì? Mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2024 là bao nhiêu?
Lương cơ bản của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Như đã phân tích ở trên, pháp luật nước ta không có quy định nào đề cập hoặc điều chỉnh về lương cơ bản. Có thể hiểu rằng lương cơ bản là lương thấp nhất mà người lao động làm việc tại một vị trí nhận được và không tính những khoản phụ cấp, hỗ trợ.
Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = lương cơ sở x hệ số lương
Tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 quy định về mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.
Trước đây, Theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay của cán bộ, công chức, viên chức là 1.490.000 đồng mỗi tháng.
Hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Xem toàn bộ hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức: Tại đây.
- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:
Lương cơ bản của người lao động làm việc cho doanh nghiệp, cá nhân sẽ là mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chưa bao gồm phụ cấp, các khoản chi phí hỗ trợ.
Theo đó thì lương cơ bản của người lao động sẽ được các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải phân biệt được lương cơ bản không phải là lương tối thiểu vùng.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.
Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
Trước đây, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.
+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.
+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.
+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.
Như vậy, mức lương cơ bản của người lao động làm theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp, cá nhân thì sẽ từ 4.680.000 đồng/tháng ở vùng I, 4.160.000 đồng/tháng ở vùng II, 3.640.000 đồng/tháng ở vùng III, 3.250.000 đồng/tháng ở vùng IV trở lên.
Lương cơ bản có phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Căn cứ vào Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Theo như quy định trên thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức sẽ là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho cá nhân, doanh nghiệp sẽ là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Như đã phân tích ở trên thì mức lương cơ bản sẽ không bào gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ. Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
- Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?