Mã số hộ gia đình có phải là số sổ hộ khẩu? Hướng dẫn tra cứu mã hộ gia đình online 2024 nhanh chóng nhất?
- Mã số hộ gia đình có phải là số sổ hộ khẩu? Hướng dẫn tra cứu mã hộ gia đình online 2024 nhanh chóng nhất?
- Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2024 như thế nào?
- Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình gồm có những ai?
- Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1 7 2025 theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thế nào?
Mã số hộ gia đình có phải là số sổ hộ khẩu? Hướng dẫn tra cứu mã hộ gia đình online 2024 nhanh chóng nhất?
Hiện nay, pháp luật không có quy định mã hộ gia đình là gì.
Tuy nhiên, có thể hiểu mã hộ gia đình là một mã số được cấp bởi cơ quan bảo hiểm cho mỗi hộ gia đình.
Do đó, mã số hộ gia đình không phải là số sổ hộ khẩu. Mỗi gia đình sẽ có một mã hộ gia đình khác nhau.
Để tra cứu mã hộ gia đình online thì sẽ truy cập vào cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Dưới đây là hướng dẫn tra cứu mã hộ gia đình online 2024 nhanh chóng nhất:
Bước 1: Truy cập vào website https://baohiemxahoi.gov.vn/.
Tại giao diện trang chủ, bạn hãy kéo xuống dưới và click vào biểu tượng “Tra cứu trực tuyến”.
Bước 2: Tại trang “Tra cứu trực tuyến”, bạn chọn “Tra cứu mã số BHXH”, dòng đầu tiên bên tay phải của trang.
Bước 3: Điền thông tin của người cần tra cứu mã hộ gia đình. Bạn cần bổ sung đầy đủ mọi thông tin. Thông tin phải chính xác như đã đăng ký khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Bạn có thể nhấp chọn ký hiệu tam giác ngược để có thêm dữ liệu về Tỉnh/TP, các Quận/Huyện, Phường/Xã và Thôn/Xóm. Tiếp đó, bạn nhập số CCCD/CMND/Hộ chiếu và các thông tin cá nhân của người cần tra cứu.
Sau khi kiểm tra lại thông tin, hãy bấm xác nhận vào ô “Tôi không phải là người máy”.
Bước 4: Nhấp chọn mục “Tra cứu” để bắt đầu tra cứu thông tin.
Mã số hộ gia đình có phải là số sổ hộ khẩu? Hướng dẫn tra cứu mã hộ gia đình online 2024 nhanh chóng nhất? (Hình từ Internet)
Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2024 như thế nào?
Tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mức đóng BHYT hộ gia đình hằng tháng sẽ căn cứ theo mức lương cơ sở như sau:
+ Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
+ Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
+ Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Lưu ý: Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Chi tiết mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2024 như sau:
Thành viên hộ gia đình | Tỷ lệ đóng BHYT hộ gia đình | Mức đóng BHYT hộ gia đình trước 1/7/2024 (Đơn vị: đồng/năm) | Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 1/7/2024 (Đơn vị: đồng/năm) |
Người thứ nhất | 4,5% | 972,000 | 1,263,600 |
Người thứ hai | 70% mức đóng của người thứ nhất | 680,400 | 884,520 |
Người thứ ba | 60%mức đóng của người thứ nhất | 583,200 | 758,160 |
Người thứ tư | 50% mức đóng của người thứ nhất | 486,000 | 631,800 |
Người thứ năm trở đi | 40% mức đóng của người thứ nhất | 388,800 | 505,440 |
Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình gồm có những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình năm 2024 gồm có như sau:
- Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sau:
+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
+ Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
+ Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
- Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1 7 2025 theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định 05 nhóm quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2025 như sau:
(1)Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
- Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
- Hỗ trợ chi phí mai táng;
- Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
(2) Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
(3) Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
- Trợ cấp thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
(4) Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm 2013.
(5) Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mã số hộ gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?