Mã vận đơn là gì? Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Mã vận đơn là gì? Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Mã vận đơn là gì?

Mã vận đơn là một mã số duy nhất được cấp cho mỗi đơn hàng trong quá trình vận chuyển. Mã này thường được in trên nhãn vận chuyển và có thể bao gồm các ký tự chữ cái, số, hoặc cả hai, tùy thuộc vào quy định của từng công ty vận chuyển.

Chức năng chính của mã vận đơn là giúp người gửi và người nhận có thể theo dõi tình trạng và vị trí của lô hàng trong suốt quá trình giao hàng. Khi lô hàng được gửi đi, mã vận đơn sẽ được nhập vào hệ thống của công ty vận chuyển, và bạn có thể dễ dàng tra cứu thông tin về lô hàng đó thông qua website hoặc ứng dụng của công ty.

Thông qua mã vận đơn, có thể biết được các thông tin sau đây:

- Trạng thái hiện tại của lô hàng: Có thể là “đang trong quá trình vận chuyển”, “đã đến kho”, “đang trên đường giao”, hoặc “đã giao”.

- Lịch sử vận chuyển: Có thể xem các bước di chuyển của lô hàng từ lúc rời kho cho đến khi đến tay người nhận, bao gồm cả các điểm dừng và thời gian tương ứng.

- Thông tin liên quan: Một số hệ thống còn cung cấp thêm thông tin như tên người gửi, người nhận, địa chỉ giao hàng, và cả các thông tin liên lạc cần thiết.

*Lưu ý: Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Mã vận đơn là gì? Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải đáp ứng những yêu cầu gì? (Ảnh từ internet)

Mã vận đơn là gì? Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ internet)

Hướng dẫn tra mã vận đơn tại website bưu điện mới nhất?

Hiện nay, có thể tra mã vận đơn bằng nhiều cách khác nhau như qua số điện thoại, ứng dụng My Vietnam Post Plus, hoặc có thể tra mã vận đơn tại website bưu điện... Chi tiết về cách tra mã vận đơn qua website bưu điện như sau:

Bước 1: Nhận mã phiếu gửi hàng từ người gửi. Sau đó, khi đến bưu điện để gửi hàng, đơn vị sẽ cung cấp cho người gửi thông tin xác nhận bằng giấy. Ở góc phải phía trên có thể tìm thấy mã vận đơn trong phần mã vạch chứa mã zip (13 mã vạch).

Bước 2: Tiếp đến, truy cập vào trang chủ website VNPost theo link: https://vietnampost.vn/. Tại đây, nhập mã vận đơn tại phần “Số bưu gửi”, sau đó nhập “Mã xác nhận”.

Bước 3: Tại bước này, hệ thống sẽ trả về những thông tin cần thiết về gói cước. Cũng có thể theo dõi trạng thái đơn hàng đã gửi tại đây, bao gồm đơn hàng đã rời khỏi bưu điện, đang được giao, chưa được giao cho người gửi hay đã được giao đúng cách.

Ngoài những thông tin liên quan đến tình trạng đơn hàng, cũng có thể xem được một số dữ liệu khác như cân nặng, bưu điện nhận hàng, bưu điện chuyển phát, người giao hàng, phiếu thông tin người gửi,...

Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định đơn vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải (không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải) phải chấp hành các quy định theo pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Ghi nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng và chuyển yêu cầu vận chuyển đến đơn vị kinh doanh vận tải đang tham gia trong phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;

- Thực hiện vai trò là đơn vị trung gian để xác nhận thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận giữa đơn vị kinh doanh vận tải với khách hàng, trong đó đảm bảo thực hiện đúng giá cước vận tải đã niêm yết hoặc giá trị hợp đồng đã ký kết;

Phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đảm bảo bảo tuân thủ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 10/2020/NĐ-CP; phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

- Ghi nhận đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ của lái xe để thông tin đến đơn vị kinh doanh vận tải điều chỉnh dịch vụ vận tải đã cung cấp;

- Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin đối với các dữ liệu của hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe theo quy định pháp luật;

- Chỉ được cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phương tiện đã được cấp phù hiệu, biển hiệu và đảm bảo các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải đối với từng loại hình vận tải theo quy định.

Không cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch sử dụng để xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; việc cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải để đơn vị vận tải thực hiện ký kết hợp đồng điện tử phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 và khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

- Thực hiện lưu trữ toàn bộ lịch sử các giao dịch đã thực hiện trên phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải để phục vụ thanh tra, kiểm tra; thời gian lưu trữ tối thiểu 02 năm;

- Cung cấp cho cơ quan quản lý danh sách các đơn vị kinh doanh vận tải, xe ô tô và lái xe của các đơn vị vận tải hợp tác với đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải hoặc cung cấp tài khoản truy cập vào phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho cơ quan quản lý khi có yêu cầu;

- Phải cung cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải giao diện và công cụ để thực hiện được việc trực tiếp điều hành phương tiện và lái xe, đàm phán, quyết định giá cước vận tải với hành khách và người thuê vận tải trên phần mềm;

- Phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải đảm bảo chỉ cho phép lái xe thực hiện nhiều thao tác để nhận chuyến khi xe dừng hoặc khi xe đang di chuyển thì lái xe chỉ phải thao tác một nút bấm để nhận chuyến xe;

- Công bố quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, có hệ thống lưu trữ các khiếu nại.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mã vận đơn

Phạm Ngô Hồng Phúc

Mã vận đơn
Dịch vụ bưu chính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mã vận đơn có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mã vận đơn Dịch vụ bưu chính
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mạng bưu chính công cộng sẽ được đặt tại những địa điểm nào để phục vụ nhu cầu của người sử dụng?
Pháp luật
Mã vận đơn là gì? Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Đầu tư kinh doanh dịch vụ bưu chính là gì? Điều kiện để cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính cần những gì và hồ sơ thủ tục ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không áp dụng giá cước đúng với giá cước đã thông báo sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính có cần thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính không?
Pháp luật
Người sử dụng dịch vụ bưu chính có quyền khiếu nại về dịch vụ bưu chính đã sử dụng hay không? Thời hạn khiếu nại là bao lâu?
Pháp luật
Cách tính phí gửi bưu điện VNPost đơn giản? Tra cứu đơn hàng VNPost online trên website như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ chuyển phát nhanh từ Việt Nam ra nước ngoài có thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT không?
Pháp luật
Tổng hợp biểu mẫu báo cáo nghiệp vụ bưu chính? Gửi báo cáo nghiệp vụ bưu chính về địa chỉ nào?
Pháp luật
Mạng bưu chính công cộng là gì? Các điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng được đặt tại đâu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào