Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ mới nhất theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Tải Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ tại đâu?
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ mới nhất theo Thông tư 133 và Thông tư 200 ra sao?
Hiện nay, bảng chấm công làm thêm giờ được lập ra với mục đích theo dõi thời gian làm thêm ngoài giờ so với thời gian làm việc thực tế của người lao động. Theo đó để tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.
Hiện nay, bảng chấm công làm thêm giờ được lập theo 02 Thông tư của Bộ Tài chính: Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp ngày 22 tháng 12 năm 2014 và Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 26 tháng 08 năm 2016 . Cụ thể như sau:
- Đối với Thông tư 200/25014/TT-BTC:
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ là Mẫu số 01b - LĐTL tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tải Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 Tại đây.
- Đối với Thông tư 133/2016/TT-BTC:
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ là Mẫu số 01b - LĐTL tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Tải Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133 Tại đây.
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ mới nhất theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Tải Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ tại đâu? (Hình từ Internet)
Đối tượng áp dụng Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133 và Thông tư 200 khác gì nhau?
Căn cứ nội dung được quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đối tượng áp dụng Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ được xác định như sau:
- Đối với Thông tư 200/2014/TT-BTC, đối tượng áp dụng bao gồm:
+ Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế;
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/25014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
- Đối với Thông tư 133/2016/TT-BTC, đối tượng áp dụng bao gồm:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước;
+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ;
+ Công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
+ Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã 2012;
+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Cách điền bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133 và Thông tư 200 như thế nào?
Theo quy định, hàng tháng mỗi bộ phận phải lập bảng chấm công. Việc điền bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133 và Thông tư 200 có thể được thực hiện theo hướng dẫn sau:
Cột | Cách điền |
Cột A | Ghi số thứ tự số người thực hiện chấm công làm thêm giờ |
Cột B | Ghi họ và tên của người làm thêm giờ |
Cột 1 - 31 | Ghi số giờ làm thêm của tương ứng với từng ngày trong tháng. Cột 1 tương ứng với ngày 1, cột 2 tương ứng với ngày 2,... cột 31 tương ứng với ngày 31 |
Cột 32 | Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng. |
Cột 33 | Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thứ bảy, chủ nhật |
Cột 34 | Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, tế |
Cột 35 | Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày làm buổi đêm |
Trong đó, các ký hiệu chấm công như sau:
- NT: Làm thêm ngày làm việc (Từ giờ.....đến giờ)
- NN: Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật (Từ giờ.....đến giờ)
- NL: Làm thêm ngày lễ, tết (Từ giờ.....đến giờ)
- Đ: Làm thêm buổi đêm
Kế toán sẽ căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi nội dung vào các cột 32, 33, 34, 35.
Bảng chấm công làm thêm giờ phải có chữ ký, họ tên của người chấm công, xác nhận của bộ phậm (phòng, ban) có người làm thêm giờ, người duyệt bảng chấm công.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảng chấm công làm thêm giờ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?