Mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền? Tải mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo ở đâu?
- Mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền? Tải mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo ở đâu?
- Những hành vi nào vị nghiêm cấm thực hiện trong phòng chống rửa tiền?
- Báo cáo dữ liệu điện tử trong phòng, chống rửa tiền được thực hiện theo hình thức nào?
- Khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn đối tượng báo cáo có cần phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước không?
Mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền? Tải mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo ở đâu?
Căn cứ tại Phụ Lục I Mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền như sau:
>> Tải Mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền tại đây.
Mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền? Tải mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo ở đâu? (Hình từ internet)
Những hành vi nào vị nghiêm cấm thực hiện trong phòng chống rửa tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng chống rửa tiền 2022, quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền
1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
2. Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
3. Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Theo đó, có 7 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền gồm có như sau:
- Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
- Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
- Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
- Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
- Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Báo cáo dữ liệu điện tử trong phòng, chống rửa tiền được thực hiện theo hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 09/2023/TT-NHNN, quy định báo cáo dữ liệu điện tử trong phòng, chống rửa tiền được thực hiện theo hình thức như sau:
- Đối tượng báo cáo thiết lập đường truyền, kết nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua Cục Công nghệ thông tin để gửi báo cáo, thông tin về phòng, chống rửa tiền;
- Báo cáo dữ liệu điện tử được truyền qua đường truyền, mạng truyền tin quy định tại điểm a khoản này. Báo cáo dữ liệu điện tử phải theo đúng định dạng dữ liệu, cấu trúc file theo hướng dẫn của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền;
- Đối tượng báo cáo được phép thực hiện chuyển tiền điện tử phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp phục vụ cho việc báo cáo bằng dữ liệu điện tử và phải có hệ thống phần mềm để quét, lọc theo danh sách đen, danh sách cảnh báo, danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 3 và khoản 1 Điều 17 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, phát hiện, cảnh báo dấu hiệu đáng ngờ nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền.
Cụ thể tại khoản 9, khoản 10 Điều 3 Luật Phòng chống rửa tiền 2020, quy định về danh sách đen và danh sách cảnh báo như sau:
- Danh sách đen bao gồm danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập và danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do Bộ Quốc phòng chủ trì lập theo quy định của pháp luật.
- Danh sách cảnh báo là danh sách tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo về tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền.
Tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng chống rửa tiền 2020, quy định về trách nhiệm của đối tượng báo cáo liên quan đến cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị thì đối tượng báo cáo phải rà soát các nguồn thông tin, bao gồm cả nguồn thông tin về danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo, để lập danh sách khách hàng là cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị áp dụng tại đối tượng báo cáo.
Khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn đối tượng báo cáo có cần phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước không?
Căn cứ Điều 25 Luật Phòng chống rửa tiền 2022, quy định về báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo như sau:
Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
Như vậy, khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn thì đối tượng báo cáo phải có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống rửa tiền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?