Mẫu báo cáo rà soát, đánh giá tình trạng của người học sau can thiệp, trợ giúp có dạng như thế nào?

Tôi muốn hỏi mẫu báo cáo rà soát, đánh giá tình trạng của người học sau can thiệp, trợ giúp có dạng như thế nào? - câu hỏi của chị N.D.Q (Đồng Nai).

Mẫu báo cáo rà soát, đánh giá tình trạng của người học sau can thiệp, trợ giúp có dạng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT quy định mẫu báo cáo rà soát, đánh giá tình trạng của người học sau can thiệp, trợ giúp có dạng như sau:

Tải mẫu báo cáo rà soát, đánh giá tình trạng của người học sau can thiệp, trợ giúp: tại đây

Mẫu báo cáo rà soát, đánh giá tình trạng của người học sau can thiệp, trợ giúp có dạng như thế nào?

Mẫu báo cáo rà soát, đánh giá tình trạng của người học sau can thiệp, trợ giúp có dạng như thế nào?

Khi nào phải lập báo cáo rà soát, đánh giá tình trạng của người học sau can thiệp, trợ giúp?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Can thiệp, trợ giúp
.....
2. Đối với trường hợp can thiệp, trợ giúp tại cơ sở giáo dục
a) Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp dựa trên kết quả đánh giá toàn diện về vụ việc hoặc nhu cầu của người học, xác định mục tiêu và các hoạt động can thiệp, trợ giúp người học;
Lập kế hoạch can thiệp trợ giúp người học trong cơ sở giáo dục theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Phê duyệt Kế hoạch can thiệp trợ giúp
Sau khi nhận được Kế hoạch can thiệp, trợ giúp người học, Thủ trưởng cơ sở giáo dục có trách nhiệm phê duyệt trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc.
c) Thực hiện Kế hoạch can thiệp, trợ giúp người học
Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học chủ trì, phối hợp với người học, gia đình người học và các bên liên quan thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp người học theo Kế hoạch được Thủ trưởng cơ sở giáo dục phê duyệt. Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp và kịp thời điều chỉnh các hoạt động can thiệp, trợ giúp nếu cần thiết.
d) Rà soát, đánh giá nguy cơ sau can thiệp, trợ giúp người học
Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học đánh giá tình trạng và nguy cơ người học bị tổn hại sau can thiệp trợ giúp, đưa ra các nhận định, kết luận về tình trạng hiện tại của người học và nguy cơ bị tổn hại sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp, trợ giúp. Báo cáo rà soát, đánh giá tình trạng của người học sau can thiệp, trợ giúp theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp người học không còn tổn hại hoặc nguy cơ bị tổn hại thì báo cáo Thủ trưởng cơ sở giáo dục để kết thúc quy trình can thiệp, trợ giúp;
Trường hợp người học vẫn còn tổn hại hoặc nguy cơ bị tổn hại, tiếp tục thực hiện can thiệp, trợ giúp hoặc lập kế hoạch can thiệp, trợ giúp mới, phù hợp với tình trạng của người học.

Theo như quy định trên, giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học đánh giá tình trạng và nguy cơ người học bị tổn hại sau can thiệp trợ giúp, đưa ra các nhận định, kết luận về tình trạng hiện tại của người học và nguy cơ bị tổn hại sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp, trợ giúp.

Rà soát, phát hiện nguy cơ người học như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Rà soát, phát hiện nguy cơ
1. Rà soát, nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình và các hiện tượng bất thường của người học. Chủ động phát hiện người học có hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nghỉ học thường xuyên, có nguy cơ bỏ học, bị xâm hại, bị bạo lực, vi phạm pháp luật.
2. Thiết lập hệ thống tiếp nhận thông tin của cơ sở giáo dục như hòm thư góp ý, đường dây nóng hoặc các hình thức sử dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận các vụ việc có nguy cơ gây tổn hại đến người học.

Theo đó, việc rà soát, phát hiện nguy cơ người học được thực hiện như quy định trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác xã hội trong trường học

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

Công tác xã hội trong trường học
Công tác xã hội
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công tác xã hội trong trường học có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác xã hội trong trường học Công tác xã hội
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
Pháp luật
Công tác xã hội là gì? Những nguyên tắc của công tác xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp lại?
Pháp luật
Nghị định 110/2024 quy định về công tác xã hội mới nhất? Nghị định 110/2024 có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024 là ngày bao nhiêu? Mục đích tổ chức Ngày Công tác xã hội Việt Nam là gì?
Pháp luật
Website về tư vấn tâm lý và công tác xã hội trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp những thông tin gì?
Pháp luật
Đạo đức nghề công tác xã hội là gì? Việc công tác xã hội phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo đánh giá mức độ, nguy cơ tổn hại và nhu cầu của người học mới nhất có dạng như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo rà soát, đánh giá tình trạng của người học sau can thiệp, trợ giúp có dạng như thế nào?
Pháp luật
Sau khi tốt nghiệp ngành công tác xã hội trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào