Mẫu đề nghị công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở là mẫu nào?

Cho tôi hỏi: Mẫu đề nghị công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở là mẫu nào? Câu hỏi của chị Minh Hiền đến từ Hà Nội.

Mẫu đề nghị công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở là mẫu nào?

Mẫu đề nghị công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở là mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu đề nghị công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở:

Tải Mẫu đề nghị công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở: Tại đây.

Mẫu đề nghị công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở là mẫu nào?

Mẫu đề nghị công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Trong Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở có những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Yêu cầu đối với kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính:
a) Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực được xây dựng dựa trên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực; kết quả kiểm kê khí nhà kính và kịch bản phát triển thông thường trong kỳ kế hoạch;
b) Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng dựa trên tính chất, quy mô hoạt động, công suất, công nghệ hiện có và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của cơ sở; kết quả kiểm kê khí nhà kính và dự kiến mức phát thải khí nhà kính trong kỳ kế hoạch;
c) Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được xác định trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định hoặc các biện pháp khác phù hợp với điều kiện về công nghệ, tài chính, mức độ sẵn sàng áp dụng và có thể đo đạc, báo cáo, thẩm định được;
d) Phương pháp xác định lượng khí nhà kính giảm được của biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được xây dựng theo các hướng dẫn về phương pháp đo đạc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành;
đ) Có phương án theo dõi, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định về đo đạc, báo cáo và thẩm định.
2. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đến năm 2030, trong đó phân kỳ thực hiện đến năm 2025, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 năm 2023.
3. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm:
a) Kết quả kiểm kê khí nhà kính của các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cho năm gần nhất;
b) Kịch bản phát triển thông thường và ước tính lượng giảm phát thải khí nhà kính tiềm năng;
c) Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến từng năm thực hiện cho giai đoạn từ năm 2023 đến hết năm 2025 và giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030 phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định;
d) Các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, trình độ công nghệ, nguồn lực thực hiện, phù hợp với các đánh giá môi trường chiến lược đối với các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ quy định;
đ) Phương án theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Xây dựng, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở giai đoạn từ năm 2023 đến hết năm 2025 phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
b) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, điều chỉnh, cập nhật hằng năm (nếu có) gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.
5. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
a) Kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở cho năm gần nhất;
b) Mức phát thải khí nhà kính dự kiến trong kỳ kế hoạch khi không áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
c) Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến từng năm thực hiện cho giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030;
d) Các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, trình độ công nghệ, nguồn lực thực hiện của cơ sở;
đ) Phương án theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
...

Như vậy theo quy định trên trong Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở có những nội dung sau đây:

- Thứ nhất, kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở cho năm gần nhất.

- Thứ hai, mức phát thải khí nhà kính dự kiến trong kỳ kế hoạch khi không áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

- Thứ ba, mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến từng năm thực hiện cho giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030.

- Thứ tư, các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, trình độ công nghệ, nguồn lực thực hiện của cơ sở.

- Cuối cùng, phương án theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Yêu cầu đối với đơn vị thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Yêu cầu đối với đơn vị thẩm định
1. Đơn vị thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là tổ chức có năng lực thẩm định được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận; hoặc được cấp chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 14065 về các yêu cầu đối với các tổ chức thẩm định và kiểm định khí nhà kính sử dụng trong việc công nhận hoặc các hình thức thừa nhận khác; hoặc có kỹ thuật viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học về kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực tương ứng.
2. Đơn vị thẩm định thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
3. Các đơn vị có nhu cầu đề nghị theo Mẫu số 03 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này chứng minh đủ điều kiện thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 1 Điều này về Bộ Tài nguyên và Môi trường để được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.

Như vậy theo quy định trên yêu cầu đối với đơn vị thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:

- Là tổ chức có năng lực thẩm định được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận.

- Hoặc được cấp chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 14065 về các yêu cầu đối với các tổ chức thẩm định và kiểm định khí nhà kính sử dụng trong việc công nhận hoặc các hình thức thừa nhận khác.

- Hoặc có kỹ thuật viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học về kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực tương ứng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Phạm Thị Kim Linh

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở phát thải khí nhà kính có được phát thải khí nhà kính trong hạn ngạch đã được phân bổ hay không?
Pháp luật
Nhà nước có hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đối với dự án sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính không?
Pháp luật
Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm những gì? Ai có trách nhiệm thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính?
Pháp luật
Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính do cơ quan nào kiểm tra, giám sát?
Pháp luật
Việc thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do Bộ Tài Nguyên và Môi trường thực hiện đúng không?
Pháp luật
Tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia được quy định ra sao?
Pháp luật
Việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có bao gồm phương thức công nghệ, quy trình sản xuất, dịch vụ ít phát thải nhà kính không?
Pháp luật
Hội đồng thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm những thành viên nào?
Pháp luật
Tần suất Ủy ban nhân dân chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền rà soát số liệu tiêu thụ năng lượng của cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính định kỳ là bao nhiêu lâu?
Pháp luật
Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở phải được cập nhật và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào