Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất 2024 ra sao? Hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất 2024 thế nào?
Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất hiện nay là mẫu số 03 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất 2024
Hướng dẫn điền đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất như sau:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Ghi Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 54/2024/NĐ-CP).
(2) Ghi rõ địa chỉ cụ thể hoặc thôn/ấp….. xã/phường....huyện/quận.... tỉnh/thành phố.... nơi bố trí công trình khai thác nước dưới đất; trường hợp công trình khai thác bố trí trong nhiều đơn vị hành chính thì ghi cụ thể số lượng giếng khai thác trên từng đơn vị hành chính.
(3) Ghi rõ khai thác nước dưới đất để sử dụng cho mục đích: sinh hoạt, sản xuất, tưới, nuôi trồng thủy sản,…….; trường hợp khai thác nước dưới đất để cấp nước cho nhiều mục đích thì ghi rõ lưu lượng để cấp cho từng mục đích.
(4) Ghi rõ tên tầng chứa nước khai thác (có áp/không áp); trường hợp khai thác nước dưới đất trong nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ lưu lượng khai thác trong từng tầng chứa nước.
(5) Ghi rõ số lượng giếng khai thác hoặc số hố đào/hành lang/mạch lộ/hang động; trường hợp khai thác nước dưới đất trong nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ số lượng giếng trong từng tầng chứa nước.
(6) Ghi rõ số ngày khai thác nước trong năm.
Trường hợp công trình có nhu cầu khai thác với nhiều cấp quy mô, lưu lượng khai thác trong năm thì ghi rõ số ngày khai thác tương ứng với từng cấp quy mô, lưu lượng khai thác nước trong năm (VD: Công trình khai thác nước có thể ghi chế độ khai thác là: 65/365 ngày khai thác với lưu lượng 200.000 m3/ngày đêm, 300/365 ngày khai thác với lưu lượng 150.000 m3/ngày đêm).
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất 2024 ra sao? Hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước dưới đất gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước dưới đất gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép;
- Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m³/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m³/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ, đảm bảo mỗi tầng chứa nước khai thác tối thiểu 1 mẫu.
+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước đảm bảo các thông số tối thiểu bao gồm: pH, Tổng Coliform, Nitrate, Nitrite, Amoni, Chỉ số Permanganat, tổng chất rắn hòa tan (TDS), Độ cứng, Arsenic, Chloride, Sắt, Mangan.
+ Kết quả phân tích chất lượng nước phải được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
Hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 3 tại các khu vực nào?
Hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 3 tại các khu vực được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định 167/2018/NĐ-CP như sau:
Phân loại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
…
2. Mỗi vùng hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm một hoặc một số khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước và được quy định như sau:
a) Vùng hạn chế 1, bao gồm các khu vực quy định tại các điểm c, điểm d khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Vùng hạn chế 2, bao gồm các khu vực quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
c) Vùng hạn chế 3, bao gồm các khu vực quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước, được khoanh định theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này;
...
Bên cạnh đó, tại điểm đ khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định như sau:
Thăm dò, khai thác nước dưới đất
...
4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
...
đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng
…
Như vậy, theo các quy định trên thì hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 3 gồm các khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.
Nghị định 54/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2024.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai thác nước dưới đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?