Mẫu đơn xin bãi nại của người bị hại hiện nay tải ở đâu? Trường hợp nào có thể gửi đơn bãi nại?
Mẫu đơn xin bãi nại của người bị hại hiện nay tải ở đâu?
Đơn xin bãi nại được hiểu là văn bản thể hiện việc việc rút yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết trong các vụ án thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định mẫu chung của đơn xin bãi nại. Có thể tham khảo mẫu đơn xin bãi nại của người bị hại như sau:
Tải về Mẫu đơn xin bãi nại của người bị hại
Mẫu đơn xin bãi nại của người bị hại hiện nay tải ở đâu? (Hình ảnh từ Internet)
Trường hợp nào có thể gửi đơn bãi nại?
Đơn xin bãi được hiểu là văn bản để việc người bị hại có yêu cầu khởi tố vụ án làm đơn để rút yêu cầu khởi tố đó trong trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021), chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Do đó, chỉ có những vụ án thuộc các tội sau đây có thể gửi đơn bãi nại của người có quyền làm đơn:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135);
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136);
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138);
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139);
- Tội hiếp dâm (Điều 141);
- Tội cưỡng dâm (Điều 143);
- Tội làm nhục người khác (Điều 155);
- Tội vu khống (Điều 156).
Mặt khác, trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy, chỉ với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại theo các tội danh trên thì khi làm đơn bãi nại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới xem xét đình chỉ vụ án.
Đồng thời, việc yêu cầu bãi nại phải hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu ép buộc hay cưỡng chế.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự được thay đổi, bổ sung khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP thì thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự dược thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải xem xét, xử lý như sau:
+ Nếu thấy chưa rõ căn cứ thì có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để làm rõ;
+ Nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ thì có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ quyết định đó; trường hợp Cơ quan điều tra không nhất trí thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 161 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Khi có căn cứ thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu; chậm nhất 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu đã yêu cầu mà Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự.
- Không thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu qua điều tra xác định được hành vi của bị can phạm vào khoản khác của tội danh đã khởi tố.
Ví dụ: Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn A về tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự; quá trình điều tra xác định được hành vi trộm cắp của Nguyễn Văn A phạm vào khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự hoặc phạm vào khoản 3 Điều 173 Bộ luật Hình sự, thì không phải ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bãi nại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?